【nhan dinh genoa】Dạy và học online: Hành trình cùng vượt khó

  发布时间:2025-01-27 05:16:45   作者:玩站小弟   我要评论
Cô Trần Thị Hoài Phương, Trường tiểu học M nhan dinh genoa。

Cô Trần Thị Hoài Phương,ạyvagravehọconlineHagravenhtrigravenhcugravengvượnhan dinh genoa Trường tiểu học Minh Lập vừa dạy online vừa kèm học sinh tại lớp

Phụ huynh góp sức

Năm nay, con trai đầu Điểu Minh Dương của chị Thị Hằng ở ấp 2, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành bước vào lớp 1. Do con tiếp thu chậm lại là lần đầu học online nên chị Hằng phải sắp xếp thời gian để ở nhà “học cùng con”. Chị Hằng làm nghề cạo mủ cao su thuê gần nhà nên thường tranh thủ về nhà lúc 7 giờ 30 phút để mở điện thoại cho con học online. “Sau 2 tuần thường xuyên kèm con học bài theo hướng dẫn của giáo viên, Dương có sự tiến bộ vượt trội. Đặc biệt, những lúc mẹ bận việc không có bên cạnh nhưng con vẫn tự mở máy học được” - chị Hằng khoe thành quả của con.

Thời gian đầu, cả con và mẹ đều lúng túng không biết xoay xở thế nào. Nhưng sau khi được giáo viên hướng dẫn tận tình, hai mẹ con cũng quen dần. Từ chỗ nhút nhát, rụt rè, viết chữ chưa thành thạo thì đến nay, con đã mạnh dạn, tự tin phát biểu, làm bài tập cô giao và có thể tự học online khi vắng mẹ.

Chị ĐẶNG THỊ PHƯỢNG, công nhân Khu công nghiệp Đồng Xoài II


Làm công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Xoài II, TP. Đồng Xoài nên chị Đặng Thị Phượng phải thực hiện “3 tại chỗ”. Trong khi đó, con chị bước vào lớp 1 rất cần có thiết bị và người lớn kèm học online. Không thể để con thất học, chị quyết định nghỉ việc không lương một thời gian ở nhà để “cùng con vào lớp”.
Dù hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng mua thiết bị cho con học online. Điển hình là hộ anh Bùi Duy Nguyện ở ấp 2, xã Minh Lập. Thu nhập từ nghề thợ mộc ít ỏi nhưng anh vẫn chắt bóp chi tiêu và vay mượn thêm để mua máy vi tính, điện thoại thông minh cho con học. Anh Nguyện chia sẻ: “Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các con có đầy đủ thiết bị học tập là mình phấn khởi”.

Giáo viên quyết tâm

Với học sinh lớp 1, dạy trực tiếp đã khó, dạy online còn khó khăn gấp bội, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Lớp 1A2, Trường tiểu học Minh Lập, huyện Chơn Thành có 33 học sinh, trong đó 6 em dân tộc S’tiêng. Lớp còn 9 em chưa có thiết bị học online.

Ngoài dạy 3 ca/ngày, giáo viên còn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để soạn giáo án trình chiếu cho ngày dạy hôm sau nên rất vất vả. Nhưng vì đảm bảo phòng chống dịch và vì chất lượng giáo dục nên mình phải cố gắng vượt qua.

Cô TRẦN THỊ HOÀI PHƯƠNG, giáo viên Trường tiểu học Minh Lập

Cô Trần Thị Hoài Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả học sinh được tham gia học tập, giáo viên phải linh động trong cách thực hiện và chấp nhận làm việc 3 ca/ngày. Những em có thiết bị và phụ huynh kèm thì học online tại nhà, còn những trường hợp khác thì phụ huynh đưa lên lớp để giáo viên kèm (sáng 5 em, chiều 4 em). Những em có thiết bị nhưng không có phụ huynh kèm ban ngày thì cô phải tranh thủ dạy online vào buổi tối.

Trường tiểu học Minh Lập có 807/957 học sinh/28 lớp tham gia học trực tuyến, đạt 84,3%. Đây là trường có đông học sinh dân tộc thiểu số, với 127 em. Do trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên nhiều phụ huynh chưa nhập học cho con vào lớp 1. Số khác không muốn cho con học, vì cho rằng không hiệu quả. Nhiều hộ thiếu thiết bị, phụ huynh không biết chữ nên không thể kèm con học mà phó mặc cho thầy, cô.

Hiệu trưởng trường Trần Thị Chanh cho biết: Để giải quyết những khó khăn này, nhà trường vận động mạnh thường quân, phụ huynh mua sắm thiết bị học tập cho học sinh. Đồng thời, trường còn chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh, thống nhất thời gian học phù hợp để các em tham gia nhiều nhất hoặc chia sẻ clip bài giảng để học sinh vào học khi có trang thiết bị và cha mẹ ở nhà.

Thích ứng với xu thế

So với tiểu học thì bậc THCS và THPT triển khai dạy online thuận lợi hơn, học sinh thích ứng nhanh hơn. Đơn cử, Trường THCS Đồng Nơ, huyện Hớn Quản có đội ngũ cán bộ quản lý đều tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm tin học nên việc xây dựng kế hoạch, triển khai tập huấn, hướng dẫn dạy online thực hiện bài bản ngay từ đầu. Hiện 100% cán bộ, giáo viên ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào dạy học. Các phòng học đều được mua sắm, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy online.

Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Nơ Phan Thị Kim Sa tự tin khẳng định: “Từ ngày 13-9 đến nay, trường đã dạy học theo thời khóa biểu năm học 2021-2022 với tất cả các môn. Qua kiểm tra hằng ngày, không chỉ giáo viên mà 100% học sinh đều sử dụng rất tốt công nghệ, thích ứng nhanh với việc dạy và học online. Vì thế, dạy online kéo dài trường vẫn đảm bảo nội dung chương trình và chất lượng giáo dục”. 

Dạy học online bước đầu có những khó khăn, lúng túng nhất định nhưng là cơ hội để giáo viên, học sinh sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, bắt nhịp với thời đại 4.0. Đặc biệt, dạy học trên môi trường mạng có thể thực hiện bất cứ ở đâu, vào thời gian nào. Và với cách thức dạy học này thì phụ huynh không phải mất thời gian đưa đón, lo lắng việc quản lý con cái, nhất là việc học phụ đạo, bồi dưỡng...  

Phó giám đốc Sở GD&ĐT HỒ HẢI THẠCH nhấn mạnh


相关文章

最新评论