游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:56:37
Bộ Y tế sẽ đánh giá chi phí khấu hao theo từng hạng bệnh viện, chuyên khoa, đề xuất lộ trình vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Ảnh: TL |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế, một số bộ, ngành, địa phương về lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh. Theo đó, có hai vấn đề cần quan tâm đối với lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh đó là tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và mức độ ảnh hưởng đến người bệnh, nhất là đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn. Lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh cũng cần đặt trong mối quan hệ hết sức chặt chẽ đối với chính sách xã hội hóa y tế, tự chủ bệnh viện, phát triển bảo hiểm y tế (BHYT)…
Bộ Y tế phải có kế hoạch truyền thông kỹ lưỡng, toàn diện về điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh sau khi tăng lương cơ bản, bảo đảm tăng lương nhưng người bệnh không tăng chi phí chi trả. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà |
Trước mỗi quyết định tăng giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, cần được các cơ quan chức năng tính toán hết sức thận trọng, đánh giá kỹ tác động trước khi trình Chính phủ.
Về giá dịch vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế đang trong quá trình xin chủ trương, định hướng để xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ. Trong đó, thực hiện đồng bộ với các yếu tố chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật cấu thành giá dịch vụ khám chữa bệnh và tính toán thận trọng các yếu tố khác.
Trên thực tế, giá dịch vụ, hàng hóa thiết yếu đều đã có lộ trình sẵn. Những năm gần đây, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã “lỡ hẹn”, không tăng theo lộ trình, do Chính phủ lo ngại tác động đến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng như đời sống của người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Ví như giá dịch vụ khám chữa bệnh, việc tính đúng, tính đủ cùng lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh là hết sức cần thiết, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập tự chủ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đồng thời, bảo đảm chế độ, chính sách để "giữ chân" cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao…
Giá dịch vụ y tế tăng 10%, CPI sẽ tăng thêm 0,41% Đầu năm 2023, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, quy định giá toàn bộ dịch vụ khám chữa bệnh gồm nhiều loại chi phí khác nhau cộng lại. Các loại chi phí này được cộng lại nhằm giải quyết vấn đề "tính đúng tính đủ" giá khám chữa bệnh mà thời gian qua nhiều bệnh viện phản ánh "lạc hậu". Qua tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu giá dịch vụ y tế tăng 10% sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng thêm 0,41%. |
Tuy nhiên, nếu muốn điều chỉnh, bộ quản lý là Bộ Y tế phải có kế hoạch truyền thông kỹ lưỡng, toàn diện về điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh sau khi tăng lương cơ bản, từ chủ trương, chính sách, cơ sở pháp lý đến các nguồn kinh phí từ ngân sách, bệnh viện, BHYT… dành cho các chi phí tăng thêm, bảo đảm tăng lương nhưng người bệnh không tăng chi phí chi trả. Đây cũng là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong cuộc họp vừa qua.
Bộ Y tế dự kiến đến cuối năm 2024, giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng 9%, trong đó chi phí do điều chỉnh lương cơ sở kết cấu vào giá chiếm 5%, còn lại là chi phí quản lý.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, lương cán bộ y tế là một trong những yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám chữa bệnh. Nếu tính chi phí do điều chỉnh lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng, giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng 5%. Dự kiến, Quỹ BHYT tăng 2.700 tỷ đồng mỗi năm, nằm trong khả năng cân đối. Phương án tăng có thể được áp dụng ngay trong tháng 7. Nếu tính thêm chi phí quản lý, giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng 4%, dự kiến chi Quỹ BHYT khoảng 2.180 tỷ đồng mỗi năm. Khoản tăng này dự kiến được áp dụng sau một năm nữa.
Như vậy, tính cả chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở mới và chi phí quản lý, giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng 9%. Năm 2021, Quỹ BHYT dư 14.368 tỷ đồng, lũy kế kết dư 50.300 tỷ đồng, có khả năng cân đối. Theo Bộ Y tế, Bộ này sẽ đánh giá chi phí khấu hao theo từng hạng bệnh viện, chuyên khoa, đề xuất lộ trình từng bước tính khoản này vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Việc tính toán sẽ đảm bảo khả năng cân đối Quỹ BHYT, khả năng chi trả của người bệnh, tình hình kinh tế - xã hội. Phương án tăng này dự kiến áp dụng từ cuối năm 2025.
Qua tính toán cho thấy, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100% nên không bị ảnh hưởng khi tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh. Những người có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% hoặc 5% thì "khoản giá tăng thêm không nhiều", họ có khả năng chi trả vì thu nhập tăng theo lương cơ sở.
Các bộ, ngành chủ động tính toán, trình phương án giá phù hợpLiên quan đến giá một số dịch vụ như dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ và theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, đánh giá kỹ tác động, đề xuất phương án phù hợp. Sau đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, bảo đảm thận trọng, hạn chế tác động đến mặt bằng giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát. Năm 2022, Bộ Y tế đề xuất chưa thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bước 3 (tính chi phí quản lý) và bước 4 (tính chi phí khấu hao và chi phí khác) theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, liên doanh, liên kết hiện cũng chưa được Bộ Y tế chưa cập nhật thời điểm điều chỉnh. Về giá dịch vụ giáo dục (học phí) thời gian qua đã được kiểm soát chặt chẽ. Vào năm 2022, ở thời điểm lạm phát có biến động tăng khi giá một số hàng hóa, dịch vụ tăng cao, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã chỉ đạo, ban hành nghị quyết giữ ổn định mức học phí năm học 2022 - 2023 của các cơ sở giáo dục công lập bằng mức học phí năm học trước đó để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ học sinh và gia đình phụ huynh giảm bớt gánh nặng, ổn định đời sống. Khi đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá cũng đưa ra yêu cầu đối với các bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công thương và các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá những mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện, để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định. Theo Bộ Tài chính, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát diễn biến tình hình giá cả trên thị trường, đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2023 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao, chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá năm 2023, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu..., chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá bất hợp lý... |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接