您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kq bóng đá ý hôm nay】“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống 正文

【kq bóng đá ý hôm nay】“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống

时间:2025-01-11 02:54:16 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

VHO - Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt kq bóng đá ý hôm nay

VHO - Bảo vệ,ànhlũychocácgiátrịtruyềnthốkq bóng đá ý hôm nay tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều giá trị di sản, quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc…

  Đây là những vấn đề được nhìn nhận tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch” do Viện VHNT quốc gia Việt Nam (VICAS), Sở VHTT Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích phối hợp tổ chức mới đây tại TP Ninh Bình.

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống - ảnh 1
Di sản văn hóa luôn được xác định là kho báu vô giá, cần bảo vệ và phát huy. Trong ảnh: Du khách tham quan cố đô Hoa Lư. Ảnh: TR.HUẤN

Nhiều hạn chế, bất cập

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện VHNT quốc gia Việt Nam nhìn nhận, trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển đất nước, các di tích lịch sử, văn hóa đã và đang được Nhà nước, cộng đồng nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp chung tay bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.

Tuy nhiên, quá trình này bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, điển hình như việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích có lúc, có nơi chưa bảo đảm các quy định của pháp luật; chất lượng nhân lực quản lý, thực hiện bảo tồn, tu bổ di tích còn hạn chế. Vai trò của các bên tham gia bảo tồn, tôn tạo di tích, khai thác phát triển kinh tế, du lịch, đặc biệt là vai trò của cộng đồng chưa có sự phân cấp, xác định trách nhiệm, phân chia lợi ích rõ ràng.

Theo KTS Trần Quốc Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích (Bộ VHTTDL), thông qua bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và du khách về bản sắc, giá trị di sản văn hóa; thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, phát triển các sản phẩm văn hóa, kinh tế, dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân thời gian qua đã được đẩy mạnh.

Thế nhưng, nhìn tổng quan thì quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa gắn với công tác giáo dục, phát triển văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra yêu cầu sớm có các giải pháp, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong thời gian tới.

Từ thực trạng nói trên, nhiều chuyên gia đã phân tích, đề xuất các giải pháp, mô hình, bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa phục vụ giáo dục, phát triển kinh tế, du lịch. Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương có thế mạnh về di sản văn hóa cũng như những bước đi hiệu quả nhằm bảo tồn, phát huy giá trị kho báu di sản này, Giám đốc Sở VHTT Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ, Ninh Bình luôn xác định di sản văn hóa là tiềm năng và thế mạnh, từ đó, đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch, nhất là hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu.

“Đã có hàng nghìn lượt di tích được trùng tu tôn tạo; nhiều di tích đã phát huy tốt giá trị, góp phần giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc; nhiều di tích, danh thắng đã trở thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế...”, ông Cường cho biết.

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống - ảnh 2
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: ANH TUẤN

Đảm bảo tính liên tục, không đứt gãy

Nhìn nhận về chiến lược bảo tồn giá trị di sản và phát huy bản sắc đô thị Việt Nam, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn (Chủ tịch NgoViet Architects & Planners) lưu ý, quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị, đặc biệt về quy hoạch, kiến trúc và môi trường.

Việt Nam với hàng năm lịch sử, có nhiều đô thị cổ kính. Nhưng đến nay mới chỉ có Huế, Hội An xác định được khu vực trung tâm lịch sử và áp dụng các chính sách bảo tồn hiệu quả. TSKH Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, đa số các đô thị khác, đặc biệt là các đô thị đang phát triển mạnh như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long…, nhiều giá trị di sản quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh: “Việc nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam hiện nay chỉ tập trung bảo vệ công trình di tích mà coi nhẹ sự cần thiết của giải pháp tổng thể cho các khu trung tâm lịch sử và vùng di sản là một sai lầm chiến lược”. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều không gian di sản bị xâm phạm gián tiếp bởi công trình lân cận. Mặt khác, nhà quản lý đã bỏ qua cơ hội vàng để chỉnh trang những khu phố di sản hấp dẫn về văn hóa lịch sử, có sức thu hút, đem lại nguồn thu ngân sách lớn. Trên thế giới, các đô thị di sản quan trọng đều nhận thức rõ vai trò của việc bảo tồn khu vực trung tâm lịch sử, phát triển các khu vực đô thị mới hiện đại.

Chuyên gia này cũng đặc biệt lưu ý, việc cho rằng bảo tồn di sản không đem lại hiệu quả kinh tế cao, để lấy cớ cho việc xây dựng mới các khu vực lịch sử xuống cấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho địa phương, là một quan điểm sai lầm thường được sử dụng để biện minh cho các dự án xâm phạm di sản. “Nhiều nhà quản lý đô thị chưa nhận ra rằng giá trị kinh tế của việc bảo tồn di sản có thể cao hơn nhiều so với việc phá bỏ để xây dựng các công trình cao tầng hiện đại”, theo KTS Ngô Viết Nam Sơn.

PGS. TS Bùi Thanh Thủy (Đại học Văn hóa Hà Nội) đề cập đến các mô hình thực tiễn liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, giáo dục truyền thống thông qua du lịch. “Các di tích lịch sử văn hóa luôn và cần được bảo vệ, phát huy nhằm giáo dục truyền thống, kết nối quá khứ và tương lai cho các thế hệ sau. Đây là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời, là những chứng tích, vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về quá khứ cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc, là bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc…”, PGS.TS Bùi Thanh Thủy nhấn mạnh

Nhấn mạnh ý nghĩa lớn nhất của công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích là đảm bảo tính liên tục, không đứt gãy của truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, PGS.TS Bùi Thanh Thủy cho rằng, việc bảo tồn sẽ làm cho đời sống của cộng đồng trở nên phong phú, sâu sắc, trở thành “thành lũy” của các giá trị truyền thống, lịch sử, bản sắc trong xu thế hội nhập.