【scotland vs đảo síp】Ngôi trường ở xã nghèo

Báo Cà Mau(CMO) Sau 13 năm thành lập, Trường THPT Viên An (xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) là nơi ươm mầm tương lai cho rất nhiều thế hệ học sinh, là một trong những niềm tự hào của người dân vùng cuối đất.

Vươn mình đi lên

Hiệu trưởng Trường THPT Viên An Trịnh Huỳnh Thịnh tâm tình: “Trường có được kết quả như hôm nay là nhờ phần lớn vào sự tâm huyết với nghề của đội ngũ giáo viên. Nếu cảm thấy học sinh chưa nắm được kiến thức sau những giờ trên lớp thì giáo viên tự xin lãnh đạo nhà trường tổ chức giảng dạy kèm cặp miễn phí thêm cho các em tại trường. Việc làm này không ai bắt buộc nhưng xuất phát từ cái tâm của người thầy và được duy trì nhiều năm nay, đặc biệt là đối với lớp 12. Có lẽ nhờ đó mà tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia của trường những năm qua luôn ở mức cao”.

Phòng máy đã hư hỏng nên nhiều học sinh phải chịu khó sử dụng chung 1 máy.

Cô Đặng Thị Tuyết Trinh, giáo viên đã gắn bó với Trường THPT Viên An từ những ngày đầu thành lập, tâm tình: “Cho đến bây giờ, dù trường đã có nhiều thay đổi nhưng học sinh nơi đây thiệt thòi và thiếu thốn rất nhiều thứ. Là giáo viên, chúng tôi chỉ biết đem hết sức của mình giúp đỡ, hỗ trợ các em. Sự đi lên của trường là niềm tự hào, động lực để chúng tôi quen với khó khăn, gắn bó nơi này”.

Nhờ sự nỗ lực chung, kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Trường THPT Viên An là 1 trong 5 trường có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 100%. Với một ngôi trường vùng sâu, còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ này là một thành tích vô cùng phấn khởi. Đặc biệt hơn, đây không phải là lần đầu tiên trường đạt được tỷ lệ cao tuyệt đối này.

Thầy Trịnh Huỳnh Thịnh phấn khởi: “Mỗi năm học đi qua là một bước ngoặt ghi nhận sự phấn đấu, trưởng thành của Trường THPT Viên An. Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành nên người, sống có ích cho xã hội. Mừng hơn nữa là nhiều em còn quay lại công tác tại trường, cống hiến cho nơi các em đã đi lên”.

Còn nhiều trăn trở

Dù chất lượng giáo dục đang ngày càng đi lên, song cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy của nhà trường. Phòng học nhỏ, bàn học được kê sát nhau, khoảng cách giữa học sinh với bảng không đúng chuẩn, phòng học thì loang lổ, nhà vệ sinh xuống cấp, sân trường ngập và không đủ diện tích cho học sinh học tập, sinh hoạt… là thực tế tại Trường THPT Viên An.

Theo thầy Trịnh Huỳnh Thịnh: “Từ 2006 đến nay là 13 năm nhưng trường chỉ xây dựng thêm có 2 hạng mục. Một hạng mục kiên cố đang xây với 6 phòng học đang chuẩn bị đưa vào sử dụng. Còn lại là hạng mục 4 phòng bán kiên cố đã đưa vào sử dụng nhưng đến nay đều xuống cấp. Riêng các dãy phòng học được xây dựng đã 13 năm, xuống cấp rất nhiều nhưng vẫn phải cho học sinh học. Hàng năm nhà trường đều sửa chữa nhưng chỉ được vài tháng thì trở lại trạng thái hư hỏng ban đầu”.

Nhiều năm qua nhà trường đã tranh thủ các nguồn vốn để phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất của trường. Một số phòng học dạy phụ đạo cho học sinh thì xã hội hoá xây dựng. Thầy Trịnh Huỳnh Thịnh trăn trở: “Cấp bách nhất của nhà trường hiện nay là nhà vệ sinh mới và sân trường để học sinh có thể học tập và sinh hoạt. Vừa qua trường cũng có đo đạc, dự tính mở rộng diện tích và nâng sân lên cao nhưng kinh phí quá lớn nên thôi”.

Bên cạnh cơ sở vật chất, nhà trường còn phải đối mặt với thiếu thốn trang thiết bị dạy học. Là trường 2 cấp, với quy mô 28 lớp, hơn 1 ngàn học sinh nhưng hiện nay toàn trường chỉ có 1 phòng máy tính. Trong đó chỉ có khoảng 15 máy còn hoạt động được, chỉ đáp ứng cho các khối THPT, còn các khối THCS vẫn chưa được học môn Tin học.

Thầy Thái Bảo Quốc, giáo viên dạy tin học của trường, trăn trở: “Máy móc này đều đã quá hạn 5 năm nên đều xuống cấp, đầu năm học sửa chữa vài chục triệu rồi mấy tháng cũng lại hư. Tới giờ thực hành thì cho 3, 4 học sinh một máy. Em này thực hành một chút thì thay cho em khác”.

“Hiện nay, trang thiết bị dạy học trong trường không còn nữa. Các đồ dùng dạy học đã quá cũ, trường cũng làm hồ sơ huỷ các thiết bị này. Bây giờ thầy cô giáo lên lớp chủ yếu là dạy theo sách giáo khoa, dạy theo những đồ dùng dạy học học tự làm được. Việc đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường không bắt kip với tiến độ phát triển của giáo dục hiện nay”, thầy Trịnh Huỳnh Thịnh cho hay.

Khó khăn là vậy, song, nhiệt huyết và niềm tin ươm mầm tri thức cho một thế tương lai vẫn là động lực để ngôi trường ngày càng vươn xa./.

Đào Chi

Cúp C1
上一篇:Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
下一篇:Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam