【thứ hạng của kashima antlers】Cánh cửa hội nhập vẫn mở rộng cho các doanh nghiệp
Ngành hàng tiêu dùng,ánhcửahộinhậpvẫnmởrộngchocácdoanhnghiệthứ hạng của kashima antlers bán lẻ tại Việt Nam là những lĩnh vực tiếp tục thu hút đầu tư mạnh của DN Nhật nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung |
Đơn cử như FTA Việt Nam - Nhật Bản. Kể từ khi FTA giữ hai nước có hiệu lực, Nhật Bản ngày càng trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng trưởng và diện mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn. Nhiều DN đã tận dụng tốt cơ hội từ FTA song phương này. Năm 2016, tốc độ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng 3,82% so với năm 2015, đạt 14,6 tỷ USD - đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam - đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD. Trong tháng 1/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ; Hàn Quốc đạt 860 triệu USD, tăng 14,4%...
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, các DN xuất khẩu đã chú ý khai thác đơn hàng từ thị trường Hàn Quốc để tận hưởng ưu đãi về thuế của FTA Việt Nam - Hàn Quốc. Hiện các DN tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào FTA Việt Nam - EU dự kiến sẽ được ký kết và sớm có hiệu lực năm 2018.
Các số liệu thống kê cũng cho thấy FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc và Nhật Bản còn mở ra cơ hội lớn trong thu hút đầu tư từ 2 quốc gia trên vào Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), Hàn Quốc và Nhật Bản đã rót gần 90 tỷ USD vốn đầu tư vào Việt Nam (Hàn Quốc trên 49 tỷ USD và Nhật Bản 40 tỷ USD).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, quá trình cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới nên cách ứng phó, tận dụng các FTA khác nhau sẽ làm giảm tác động khi không có TPP và tạo thêm xung lực mới cho nền kinh tế và cộng đồng DN. DN luôn phải chuẩn bị để thích ứng với sự vận động, thay đổi của thị trường.
Ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO tại TP. Hồ Chí Minh cho biết không có TPP cũng không làm ảnh hưởng, thay đổi kế hoạch hoạt động đầu tư kinh doanh của các DN Nhật Bản tại Việt Nam. Bởi các DN Nhật Bản thấy được Việt Nam hiện đang tích cực thực thi cũng như đàm phán nhiều FTA nhất là FTA với EU và DN Nhật đưa vào tầm ngắm của mình trong các hoạt động kinh doanh đầu tư để có thể khai thác tốt cơ hội mang lại. Năm 2017 và các năm tới nữa, nhà đầu tư Nhật Bản vẫn có xu hướng rót vốn vào ngành hàng tiêu dùng, ngành bán lẻ và những dịch vụ liên quan đến nhu cầu thiết yếu của người dân ở Việt Nam. Trên cơ sở này các DN Việt Nam cũng sẽ có cơ hội phát triển theo như cung cấp nguyên liệu, sản phẩm đầu vào cho DN Nhật Bản phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng địa phương.