【necaxa đấu với pumas unam】Hà Nội chưa có đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn
- Chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với TP Hà Nội về nội dung đổi mới cơ chế quản lý, tài chính và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công.
Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, Hà Nội đã sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị; các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị.
Toàn cảnh cuộc họp |
Với việc thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội báo cáo, sau 10 năm, đến năm 2016 có hơn 2.590 đơn vị được giao tự chủ (trong đó, có 70 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; hơn 1.350 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; hơn 1.170 đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
Đáng chú ý, tới nay, Hà Nội chưa có đơn vị sự nghiệp công lập nào tự chủ hoàn toàn (gồm tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư). So với năm 2011, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ bảo đảm chi thường xuyên chỉ tăng thêm được 15 đơn vị. Trong khi, số đơn vị Nhà nước phải bảo đảm chi thường xuyên lại tăng 33 đơn vị. Số người làm việc tăng hơn 34.310 người.
Sau khi nghe báo cáo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị UBND TP Hà Nội làm rõ 3 nhóm vấn đề với 19 nội dung, trong đó có việc phân tích cụ thể các vị trí được tinh giản; Phương pháp nào để giảm các đơn vị và số lượng cấp trưởng phó sau khi tinh giản được bố trí, sắp xếp công việc ra sao...
Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội làm rõ sau khi sắp xếp thì cơ sở nhà đất dư thừa được sử dụng ra sao.
Không có khiếu nại sau sắp xếp cán bộ
Trả lời câu hỏi, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, quá trình tinh giản biên chế được thực hiện đầu tiên từ các đơn vị hành chính, sau đó đến các ban ngành. Đến nay, các sở ngành cơ bản giảm được 30% đơn vị, quận huyện khoảng 50%.
“Dù tinh giản như vậy, nhưng các sở ngành, quận huyện vẫn đảm bảo công việc. Quá trình tinh giản cũng không có đơn thư khiếu nại”, ông Trần Huy Sáng nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
Làm rõ thêm vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập, TP chọn những người có năng lực thì bổ nhiệm tiếp. Những người còn lại cho giữ nguyên mức lương trong thời gian 24 tháng, với các phó phòng thì cho giữ nguyên chức vụ nhưng không tham gia điều hành.
“Trong thời gian 24 tháng đó nếu đơn vị nào có nhu cầu liên quan đến bổ nhiệm thì chọn trong số này để bổ nhiệm. Được khai thông về công tác tư tưởng nên họ cũng thoải mái”, ông Chung cho hay.
Ông cũng cho hay, sau khi sắp xếp, khu nhà đất trên địa bàn nào mà cấp chính quyền cần sử dụng hợp lý thì trao lại, nếu không sẽ đưa ra đấu giá.
Không phân biệt đơn vị sự nghiệp công hay tư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, HN đã có những bước đi phù hợp, sắp xếp tại tổ chức bộ máy quyết liệt mà làm rất “êm”, bài bản, có lớp lang, không có thắc mắc. Tuy nhiên ông cũng nêu rõ, mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập của TP vẫn còn hạn chế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
Theo Phó Thủ tướng, việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy nhà nước, nói chung chưa thực sự khoa học, còn cồng kềnh, chưa tinh gọn, nên hoạt động chưa hiệu quả, chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Cho nên, số lượng người trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng tăng, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
“Số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước gấp 7-8 lần số lượng công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ TƯ đến địa phương”, Phó Thủ tướng nói.
Theo ông, mục tiêu đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là làm sao tăng chất lượng dịch vụ công để phục vụ người dân, DN. Đồng thời với sắp xếp, tinh giản bộ máy, mạng lưới, giảm được số người hưởng lương từ ngân sách.
“Chúng ta tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại thu chi ngân sách, mới tạo điều kiện để cải cách tiền lương”, Phó Thủ tướng nói.
Cũng theo Phó Thủ tướng, trong chủ trương đầu tư, quản lý không được phân biệt các đơn vị sự nghiệp “công” hay “tư” mà phải “đổi xử” công bằng, cạnh tranh lành mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội tiếp tục hoàn thiện báo cáo để làm căn cứ cho BCĐ xây dựng, hoàn thiện đề án trình TƯ.
Hô hào tinh giản biên chế nhưng tăng hơn 20.000 người
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng tinh giản biên chế chưa có con số thuyết phục. Bởi nhìn vào số liệu thấy tăng 20.400 người.