发布时间:2025-01-25 22:16:56 来源:Empire777 作者:La liga
Kết quả xét nghiệm có sau 10 phút. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng,àNộimởrộngxétnghiệmnhanhđểsànglọcngườimắlịch hà lan chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, trước sự gia tăng số cán bộ y tế trên thế giới nhiễm bệnh và tử vong trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu ngành y tế, các quận, huyện, phường, xã cần rút ra những bài học để khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu phòng, chống dịch; củng cố tinh thần, tăng cường kiến thức, trang thiết bị phòng ngừa lây nhiễm cũng như trang thiết bị phục vụ điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện.
Trong quá trình chỉ đạo, thành phố chú ý đến nguồn gốc lây lan dịch bệnh để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đang là thành phố có nhiều người mắc COVID-19 nhất nước, trong đó có 56 trường hợp lây lan trong nội địa, nguy cơ lớn nhất là "ổ dịch" tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Sinh cung cấp suất ăn cho Bệnh viện Bạch Mai. Riêng Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Sinh có 37 người mắc COVID-19, đặc biệt, người mắc COVID-19 đã lây đến đối tượng F2.
Đánh giá thành phố Hà Nội cơ bản đã rà soát kỹ tất cả những người có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, mở rộng đến các đối tượng F2, F3, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, thời điểm này, cách ly xã hội là biện pháp kịp thời để tránh lây lan dịch bệnh, để nếu phát hiện ca mắc, sẽ khoanh vùng từng "đốm" nhỏ, không để bùng thành "đốm" lớn.
"Chúng ta đã có những bước đi sát sao trong phòng, chống dịch. Việc dừng các hoạt động tôn giáo, hội họp hạn chế, làm việc online… và cách ly xã hội là chỉ đạo hết sức kịp thời của Thủ tướng Chính phủ," ông Nguyễn Đức Chung nhận định.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hai nguồn lây nhiễm cao nhất hiện nay là từ nhóm ở nước ngoài về (nhất là nhóm bay đường nội địa) và từ khu vực Bệnh viện Bạch Mai. Hai nguồn này cần được rà soát chặt chẽ đối tượng nguy cơ, lấy mẫu xét nghiệm càng nhanh càng tốt để khoanh vùng kịp thời.
Ông Nguyễn Đức Chungcho biết hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân chưa thực hiện cách ly xã hội. Nếu thực hiện không triệt để, công tác phòng ngừa sẽ không hiệu quả. Do đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các quận, huyện thường xuyên đôn đốc, giám sát để người dân nghiêm túc thực hiện việc cách ly.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện một loạt công việc cấp bách trong thời gian tới, đặc biệt là làm tốt công tác tổ chức cách ly; tuyên truyền sâu rộng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, các văn bản chỉ đạo của thành phố; đồng thời nắm bắt, lắng nghe phản ánh của các đơn vị, người dân để điều chỉnh việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân dễ hiểu, dễ thực hiện nhất.
Các bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu mắc COVID-19 tại các bệnh viện trên địa bàn cần được tiến hành khám và có phòng cách ly riêng. Trong tối 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chuyển ngay cho mỗi bệnh viện các test nhanh để xét nghiệm, tiến tới các trạm y tế nếu đủ điều kiện có thể tiến hành trên diện rộng.
Ngày 2/4, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng các điểm test nhanh, thành lập các Trạm xét nghiệm di động và thông báo cho người dân biết để đến xét nghiệm.
Báo cáo tình hình dịch bệnh, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến 14 giờ ngày 1/4/2020, Hà Nội ghi nhận 87 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 33 trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Hiện các bệnh viện của thành phố đang tổ chức cách ly, điều trị cho 365 người, trong đó 221 người tiếp xúc gần với ca dương tính, 114 ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19.
Thành phố đã chi 1.286 tỷ đồng cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân trong tình huống dịch bệnh lây lan trên diện rộng, thành phố đã hoàn thành bệnh viện bệnh lý hô hấp cấp tính tại cơ sở cũ của Bệnh viện Đa khoa Mê Linh. Ở đây, toàn bộ nhân viên được bố trí khu riêng phục vụ bệnh nhân, đảm bảo có lối đi một chiều riêng biệt với người bệnh và khu đệm cho nhân viên y tế vệ sinh cá nhân sau khi thăm khám, chăm sóc cho người bệnh.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội cho biết Sở đã xây dựng 5 cấp độ đáp ứng các tình huống dịch và hiện nay đang ở cấp độ 3, tương ứng với số lượng hàng hóa gấp ba ngày thường. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm không phải mua hàng hóa tích trữ.
Ngày đầu thực hiện cách ly xã hội, qua kiểm tra, việc mua sắm hàng hóa của người dân tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng tập trung đông người mua bán tại các chợ cóc, do đó các quận, huyện cần tuyên truyền, giám sát để ngăn ngừa dịch bệnh.
Trước việc có hiện tượng người dân mua tích trữ xăng dầu, Sở Công Thương đã yêu cầu các quận, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời yêu cầu các cây xăng không bán cho người mua bằng can để đề phòng nguy cơ cháy nổ. Hiện nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị đã thực hiện việc kẻ vị trí đứng khách hàng cách nhau 2m và bố trí phương tiện sát khuẩn phòng, chống dịch.
Hiện nay, nhu cầu người dân được làm test nhanh COVID-19 trên địa bàn khá nhiều nên các điểm xét nghiệm lưu động quá tải. Theo lãnh đạo quận Đống Đa, địa bàn quận có 2.334 người liên quan đến khu vực Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có khoảng 1.000 người có nhu cầu được test nhanh.
Ngoài ra, hiện việc quản lý số người chạy thận tại Bệnh viện Bạch Mai đã được test nhanh xét nghiệm sàng lọc người mắc COVID-19 nhưng chưa có kết quả, khó khăn do những người này di chuyển thường xuyên. Quận Đống Đa đề nghị các địa phương có người chạy thận cùng tham gia quản lý.
Báo cáo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, các quận, huyện đã đề xuất Sở Y tế cung cấp quần áo bảo hộ, khẩu trang cho cán bộ, nhân viên y tế làm nhiệm vụ đi lấy mẫu xét nghiệm và phục vụ tại các khu cách ly. Sở Công Thương bố trí chợ tạm cho các hộ kinh doanh, buôn bán rau tại huyện Mê Linh...
Cùng với tăng cường tuyên truyền, công tác xử lý vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội được đẩy mạnh. Công an thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan đã xử lý hành chính 71 trường hợp đăng tin, bài, tung tin đồn sai sự thật về dịch COVID-19; xử lý 165 trường hợp có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, buôn lậu, buôn bán thiết bị y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó đã khởi tố 4 vụ và 4 bị can lừa đảo bán trang thiết bị y tế; xử lý một trường hợp không đóng cửa quán bar tại quận Cầu Giấy và hai trường hợp bỏ trốn khỏi khu cách ly; xử phạt hành chính 17 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng...
相关文章
随便看看