【bongdawap.】Sửa Luật Đất đai: Không để dân khổ!
作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:03:49 评论数:
Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch (quận Ba Đình,ửaLuậtĐấtđaiKhôngđểdânkhổbongdawap. Hà Nội) tổ chức, sáng 17/2. Ảnh: Mỹ An |
Giá đất cần được dân đồng thuận
Sau hơn một tháng khá im lìm, tuần qua, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) bắt đầu diễn ra tại một số phường trên địa bàn Thủ đô.
Phóng viên Báo Đầu tư đã có mặt tại Hội nghị lấy ý kiến do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) tổ chức vào sáng 17/2 và ghi nhận, công tác chuẩn bị khá kỹ càng. Dự thảo được gửi trước đến các đầu mối xin ý kiến, các phát biểu trực tiếp đều có sự nghiên cứu, tham vấn quan điểm của những người khác trong tổ dân phố, thậm chí có so sánh với một số điều của Luật Đất đai hiện hành. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 10 ý kiến đóng góp, trong tổng số khoảng 70 người tham dự, thời gian góp ý hơn một giờ.
Nhận xét chung từ đa số ý kiến là chính sách đất đai còn nhiều bất cập; nhiều nơi, dân còn khổ vì quy hoạch treo; giá đất đền bù quá thấp so với giá thị trường, khiến dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài.
Lấy ví dụ ở phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội), khi thu hồi đất, thì giá đền bù cho dân cao nhất là 80 triệu đồng/m2, trong khi tại thời điểm đó, giá thị trường cao nhất là 300 triệu đồng/m2, bà Nguyễn Thị Minh Trang (Tổ dân phố số 4) cho rằng, chênh lệch như thế dẫn đến nhiều bức xúc, khiếu kiện, chưa nói đến việc lợi dụng chính sách để trục lợi.
Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất cũng là một trong những vấn đề trọng tâm được cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) xin ý kiến nhân dân. Dự thảo quy định bảng giá đất được ban hành hàng năm (công bố công khai và áp dụng từ ngày 1/1 của năm) để đảm bảo giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, tránh trường hợp giá đất không phản ánh đúng giá thị trường, gây thất thu ngân sách nhà nước và khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị ban hành bảng giá đất định kỳ 5 năm, 3 năm hoặc 2 năm một lần và quy định thêm việc điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động từ 20% trở lên.
Theo bà Trang, Dự thảo cần khắc phục được hạn chế về giá đất, quy định thật rõ Chính phủ công bố nguyên tắc xác định giá đất và điều chỉnh giá đất khi thu hồi. Chủ tịch UBND tỉnh phải công bố giá đất từng năm, đặc biệt là phải lấy ý kiến của dân về giá đất khi ban hành, khi được 70% người dân trong khu vực đồng ý, thì mới thực hiện; 30% còn lại, nếu không chấp hành, thì có thể bị cưỡng chế khi cần thiết, như thế hợp lý hơn.
Bà Trang cũng cho rằng, Dự thảo nên ưu tiên thực hiện đấu giáquyền sử dụng đất, vì đất dù đang thuộc quyền sử dụng của ai, thì cũng là tài sản quốc gia, bởi thế, Nhà nước nên đứng ra thu hồi, rồi mới giao đất.
“Để doanh nghiệptự thỏa thuận với người sử dụng đất, có khi doanh nghiệp mất rất nhiều tiền, nhưng tiền đó lại không vào người được thỏa thuận, gây ra bất mãn với dân”, bà Trang nói.
Ngoài ra, theo bà Trang, nên quy định cứng là bảng giá đất phải áp dụng cho mọi giao dịch mua bán, tính thuế. Hiện nay, nhiều trường hợp giá mua bán cao, nhưng thuế thì thấp (vì tính theo khung giá), nên thiệt hại thuộc về Nhà nước.
Tán thành các nguyên tắc xác định giá đất, song ông Nguyễn Văn Vũ (Tổ dân phố số 8) cho rằng, thời hạn lập bảng giá đất cần nghiên cứu kỹ hơn. Theo quy định, bảng giá đất được ban hành hàng năm, nhưng có thể trong năm có thay đổi, thì cần điều chỉnh cho phù hợp. Khi giá đất có biến động 20% trở lên, thì cần tính toán tạo sự công bằng cho nhân dân.
Với đất đã thu hồi, ông Vũ nêu thực tế, có nhiều trường hợp thu hồi một giá, để lâu không sử dụng, giá đất tăng vọt, thì nhân dân thắc mắc, gây nên khiếu kiện. Do đó, nên quy định thời gian đất được sử dụng sau khi thu hồi, ví dụ sau 5 năm, thì phải tính lại giá để đền bù cho nhân dân.
Chỉ thấy lợi ích của Nhà nước thì không đủ
Theo nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội, quan trọng nhất trong sửa đổi Luật Đất đai là cơ chế chuyển dịch đất đai hài hòa được lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tưvà người dân.
Để làm được điều này, theo GS-TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đừng bao giờ nghĩ cái lợi đầu tiên phải thuộc về Nhà nước.
Nhiều cử tri cũng có cùng quan điểm đó. Ông Chu Văn Thịnh (Tổ dân phố số 3) nói, quốc gia nào trân trọng nguồn lực đất đai, thì quốc gia đó sẽ thịnh vượng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, còn rất nhiều dự ántreo, sử dụng đất còn lãng phí, vì thế, lần sửa đổi này, theo ông, phải có sự chuyển động mạnh mẽ trong cả nhận thức và hành động, thì mới khai thác hết nguồn lực quan trọng là đất đai.
Quan điểm của vị cử tri này là, Nhà nước của dân, vì thế, nếu ở chính sách về đất đai nói chung, giá đất nói riêng mà chỉ thấy lợi ích của Nhà nước, thì không đủ. Mà, trong bất cứ sự thay đổi nào, Nhà nước phải nhận lấy khó khăn và tạo thuận lợi cho nhân dân. Phải có chính sách rất cụ thể cho từng vùng miền, từng nhóm địa bàn, khu vực dân cư; đồng bào khó khăn, miền núi, hải đảo thì càng cần phải được ưu tiên.
Với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, ông Thịnh nhìn nhận, có những hộ đến nơi mới thì phát triển, nhưng cũng có hộ đời sống đi xuống.
“Mặt trận Tổ quốc cần quan tâm đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bởi đây là chỗ dựa cuối cùng của dân. Thời gian qua, công tác của Mặt trận có đổi mới, nhưng chưa đúng tầm. Cách ủng hộ tốt nhất là tìm đúng vấn đề dân đang gặp khó khăn, không hùa theo dân, nhưng cái nào dân nói đúng, thì phải phản ánh đến nơi, đến chốn, có tình, có lý, đó mới là Mặt trận. Nếu Mặt trận hiểu chưa đủ sâu vấn đề, thì mời người có chuyên môn sâu đến hỗ trợ, làm chỗ dựa cho dân, thì chính sách mới đi vào cuộc sống được”, ông Thịnh góp ý.
Ngoài những vấn đề trên, một số ý kiến tại cuộc góp ý cũng quan tâm đến quy định về hộ gia đình sử dụng đất.
Theo Ban Soạn thảo, Dự thảo quy định theo hướng bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất, vì hiện nay, việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình.
So sánh với Luật Đất đai hiện hành, ông Hoàng Văn Vui (Tổ dân phố số 4) cho rằng, quy định tại Dự thảo đã rõ ràng hơn, đưa ra quy định: “Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, thì cấp một giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu, thì được cấp đổi giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất”.
Tuy nhiên, ông Vui đề nghị, cần nghiên cứu để quy định tại Dự thảo khái niệm về hộ gia đình sử dụng đất một cách dễ hiểu hơn, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể các thế hệ trong gia đình (bao gồm cả con dâu, con rể).
Liên quan vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh Trang (Tổ dân phố số 4) cho rằng, cần duy trì quyền sử dụng đất gắn với hộ gia đinh và quyền thừa kế về đất đai, thì người dân mới có trách nhiệm. “Mọi quy định của Dự thảo cần đặt niềm tin vào dân và người dân phải là chủ thể”, bà Trang bày tỏ quan điểm.
Bí thư Đảng ủy phường Trúc Bạch, bà Nguyễn Thị Hải Yến cho biết, sẽ tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo và tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình để gửi tới cơ quan có trách nhiệm tiếp thu.
Tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề cập việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tỏ rõ sự sốt ruột. “Theo kế hoạch của Chính phủ, việc lấy ý kiến nhân dân đến hết tháng 2/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ động kéo dài đến ngày 15/3, bây giờ vẫn thấy im lìm”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhìn lại quá trình “chật vật” sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Tôi sợ, nếu Luật Đất đai cũng vận hành như Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa rồi, thì không ổn. Mong cho dự báo của tôi là sai, vì việc này khó hơn nhiều. Nút thắt ở đâu, thể chế thế nào, điểm nghẽn như thế nào, sơ hở gì? Trước, chúng tôi đã cảnh báo là đừng tổ chức lấy ý kiến cho có”.