您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định u19 châu âu】Ngân hàng vào "cuộc đua" bán công ty tài chính cho đối tác ngoại 正文

【nhận định u19 châu âu】Ngân hàng vào "cuộc đua" bán công ty tài chính cho đối tác ngoại

时间:2025-01-10 18:54:17 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Bán “gà đẻ trứng vàng” FE Credit, VPBank thu được gì?Bán vốn tại công ty tài chính: Các ngân hàng mẹ nhận định u19 châu âu

Bán “gà đẻ trứng vàng” FE Credit,ânhàngvàoquotcuộcđuaquotbáncôngtytàichínhchođốitácngoạnhận định u19 châu âu VPBank thu được gì?
Bán vốn tại công ty tài chính: Các ngân hàng mẹ toan tính gì?
NHNN yêu cầu công ty tài chính chấn chỉnh hoạt động
SHB chuyển nhượng 100% vốn cho đối tác Thái Lan.
SHB chuyển nhượng 100% vốn cho đối tác Thái Lan.

Ngày 25/8, SHB đã ký kết các thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan – thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản.

Theo đó, khi hai bên đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật và đạt được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cũng như cơ quan quản lý có liên quan của Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản; SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm.

Nằm trong top 10 công ty tài chính tiêu dùng Việt Nam, SHB Finance có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do SHB sở hữu 100% vốn – một trong những công ty được cấp vốn cao nhất trên thị trường.

Krungsri là tập đoàn tài chính lớn thứ 5 tại Thái Lan về tổng tài sản, dư nợ, tiền gửi. Trong đó, tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) nắm giữ 76,88% vốn. MUFG được biết đến là tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản và một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới. MUFG hiện còn là cổ đông chiến lược sở hữu khoảng 20% vốn tại VietinBank.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện có 16 công ty tài chính được cấp phép và đang hoạt động. Trong đó, có 6 công ty là thành viên của ngân hàng thương mại, bao gồm: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) của VPBank; Công ty tài chính TNHH HD Saison của HDBank; Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB Finance); Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) của MB; Công ty tài chính bưu điện của SeABank và Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng đồng (FCCOM) của MSB.

Trong hơn 10 năm phát triển, tài chính tiêu dùng Việt Nam ngày càng cho thấy tiềm năng và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng với quy mô dân số hơn 98 triệu người, dân số trẻ ở độ tuổi trung bình 32,9 tuổi.

Dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012. Năm 2021, nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu tín dụng tiêu dùng khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, có thể tăng khoảng 13-15%.

Chính vì thế, các công ty tài chính được mệnh danh là "gà đẻ trứng vàng" nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua bán, sáp nhập thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, còn các ngân hàng mẹ tại Việt Nam lại rốt ráo tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Đầu quý 2 vừa qua, VPBank đã bán thành công 49% vốn FE Credit cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC (SMBCCF) – công ty con do SMBC sở hữu 100% vốn. Trong thương vụ này, FE Credit được định giá 2,8 tỷ USD.

MSB cũng đang dự tính bán toàn bộ 100% vốn FCCOM, thay vì mức 50% như dự kiến trước đó. Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán Guotai Junan Vietnam (GTJASVN) kỳ vọng MSB sẽ thu về ít nhất 500 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ bán 100% FCCOM, qua đó bổ sung nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo lý giải của các ngân hàng, nếu bán vốn cho nước ngoài thành công, các ngân hàng này không chỉ có thêm nguồn lực để tăng vốn mà còn là chất xúc tác quan trọng để giúp đẩy giá cổ phiếu đi lên, tạo điều kiện phát hành thêm cổ phiếu để tiếp tục tăng thêm vốn.

Đại diện lãnh đạo VPBank chia sẻ, giá trị thương vụ bán FECredit là gần 1,4 tỷ USD, tương đương 30.000 tỷ đồng sẽ được đối tác thanh toán 90% trong năm 2021, phần còn lại trả trong năm tiếp theo. Điều này đồng nghĩa ngân hàng mẹ VPBank sẽ nhận được một khoản tiền lớn. Số tiền này sẽ được hạch toán vào khoản thu nhập bất thường của VPBank, được ghi nhận ngay vào lợi nhuận năm 2021, khiến lợi nhuận năm nay sẽ đột ngột tăng lên rất cao. Đây chính là cơ sở để ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vốn điều lệ vào năm 2022.

Hiện nay, vốn điều lệ của VPBank đang ở mức trên 25.300 tỷ đồng. Ngân hàng sắp chia cổ tức 80% để nâng vốn điều lệ lên 45.057 tỷ đồng và đang xúc tiến kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tương tự, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB cho biết, thỏa thuận này sẽ góp phần mang lại giá trị cộng hưởng trên nhiều khía cạnh như trình độ quản trị, công nghệ, nâng cao năng lực tài chính, phát triển khách hàng, sản phẩm cũng như mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế, nâng cao uy tín, hình ảnh SHB trên khu vực và thế giới.

Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, bán công ty tài chính không có nghĩa là các ngân hàng từ bỏ “gà đẻ trứng vàng” mà là sự thay đổi này tuỳ theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong mỗi giai đoạn. Có thể thời điểm này, trước tác động khó khăn từ dịch bệnh, ngân hàng muốn cơ cấu lại hoạt động theo hướng tinh gọn hơn, dành nguồn lực tài chính cho những lĩnh vực cốt lõi đang cần vốn đầu tư nhiều hơn.