MWC Thượng Hải,ượngHảitrởlạisauhainămgiánđoạchuyen nhuong inter triển lãm lớn nhất ngành di động tại châu Á, đã trở lại sau hai năm gián đoạn vì Covid-19. Sự kiện năm nay diễn ra từ 28/6 đến 30/6 với chủ đề “Velocity”. Theo đơn vị tổ chức - Hiệp hội GSM (GSMA), năm 2023 đánh dấu thập kỷ đầu tiên của MWC Thượng Hải.
Bà Sihan Bo Chen, Giám đốc GSMA khu vực Trung Quốc, nhận định cuộc chuyển đổi quan trọng nhất trong 10 năm qua là từ 4G lên 5G. Bà tin rằng công nghệ 5G sẽ hoàn toàn phổ biến vào năm 2030 tại nhiều quốc gia.
Trước đó, GSMA đã tổ chức thành công MWC Barcelona từ ngày 27/2 đến 2/3.
Chủ đề năm nay của MWC Thượng Hải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển mạng di động thế hệ mới tại Trung Quốc, vốn sở hữu hạ tầng 5G lớn nhất thế giới và cũng là thị trường smartphone lớn nhất hành tinh. Tính đến cuối năm 2022, hơn 60% kết nối 5G toàn cầu là của Trung Quốc, bất chấp cuộc chiến công nghệ với Mỹ. Kết nối 5G Trung Quốc dự kiến đạt 1,6 tỷ vào năm 2030, chiếm gần 1/3 thế giới, theo báo cáo của GSMA.
Trung Quốc bắt đầu triển khai 5G thương mại từ tháng 6/2019. Vào tháng 3, số lượng các trạm gốc 5G trong nước vượt 2,64 triệu, phủ sóng đến tất cả các quận. Thượng Hải đặt mục tiêu lắp đặt 70.000 trạm gốc 5G vào năm 2025, trong khi cố gắng đạt tốc độ băng rộng cố định 500 megabit/giây.
Lenovo là nhà triển lãm lớn nhất MWC Thượng Hải năm nay. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà triển lãm khác như China Mobile, China Telecom, China Unicom, Qualcomm, Ericsson. Hơn 200 lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành dự kiến phát biểu tại MWC Thượng Hải, bao gồm Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.
Một điểm nhấn của sự kiện lần này là khu vực “Digital Shanghai Zone” xuất hiện lần đầu tiên, trình diễn các thành tựu của thành phố trong phát triển hạ tầng số trên nền 5G, trong đó có AI, IoT, AR và thực tế ảo. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y tế đến sản xuất, có tiềm năng biến Thượng Hải thành chuẩn mực chuyển đổi 5G toàn cầu.
(Theo SCMP)
Mỹ chi 42 tỷ USD phổ cập Internet băng rộng cho người dânNhà Trắng sẽ phân bổ 42,25 tỷ USD cho 50 bang và vùng lãnh thổ Mỹ để mọi người dân được truy cập Internet băng rộng tốc độ cao vào năm 2030.