【kết quả bóng đá v】Nam Trung Bộ vào mùa“khát nước”

Các tỉnh Nam Trung Bộ đang đối diện với một trong những mùa khô hạn nhất từ trước tới nay. Nhiều hồ chứa khô cạn,ộvomakhtnướkết quả bóng đá v các cánh đồng bị bỏ hoang, hơn 30.000 ha lúa hè thu đã được các địa phương thống nhất dừng sản xuất.

Cây trồng chết khô

Với địa hình cao, dốc, sông ngắn nên nước mặt thoát ra biển nhanh, vùng đồi núi chứa nước kém, nguồn nước dưới đất dễ bị nhiễm mặn cộng với lượng mưa trung bình hàng năm thấp, Bình Thuận luôn là điểm “nóng” về khô hạn và nạn sa mạc hóa so với các địa phương khác trong cả nước.

Ông Nguyễn Trọng Tới bên ruộng hành cháy khô vì thiếu nước. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Thực tế, người dân nơi đây đang phải vất vả chống chọi với một mùa được cho là khô hạn nhất trong nhiều năm qua. Ông Nguyến Trọng Tới, nông dân tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết: “Gần 1 tháng qua, chúng tôi đã không còn nước để phục vụ sản xuất, nên đành bất lực nhìn những luống hành cháy khô trên ruộng; những vườn chôm chôm nơi đây cũng đang chịu cảnh khô héo và không thu hoạch được do thiếu nước”.

Trong vụ đông xuân 2015 - 2016 toàn tỉnh Bình Thuận chỉ đủ nước để bố trí sản xuất 18.700 ha lúa, cắt giảm hơn 15.000 ha so với cùng kỳ năm 2015. Do tình trạng thiếu nước diễn ra gay gắt, đã có khoảng 50 ha lúa bị chết và hơn 450 ha lúa, hoa màu ở huyện Đức Linh đang thiếu nước trầm trọng; một số công trình cấp nước ở huyện Hàm Tân và Tánh Linh chuẩn bị ngưng hoạt động vì thiếu nguồn cấp; hiện nay có khoảng 40.000 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh đang thiếu nước sinh hoạt.

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bình Thuận cho biết, tính đến ngày 26/2/2016, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh là 111 triệu m3, chỉ đạt 51% dung tích thiết kế. Tình hình khô hạn đang diễn ra gay gắt tại một số nơi thuộc các huyện Hàm Tân, Đức Linh, Tuy Phong và Bắc Bình. Do lượng nước bị thiếu hụt nghiêm trọng trong mùa khô năm nay đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.

Tại Ninh Thuận, mặc dù các địa phương đã huy động lực lượng thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo chỉ đạo của UBND tỉnh, tuy nhiên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất vẫn xảy ra ở một số nơi, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Toàn tỉnh có 47 ha lúa thiếu nước tưới, nhiều nguy cơ bị thiệt hại; các hộ dân ở thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải); Tam Lang, xã Phước Nam; Thương Diêm 1, Thương Diêm 2, xã Phước Diêm (Thuận Nam) thiếu nước sinh hoạt.

Ông Nguyễn Văn Sơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải cho biết, do trời nắng nóng, khô hạn nhiều ngày nên nhiều người dân phải khoan giếng để lấy nước, khiến nguồn nước cạn kiệt dần. Nếu thời tiết cứ nắng nóng, không có mưa thì không những không có nước để trồng nho, nuôi cừu mà còn không có nước để sử dụng. Do thiếu nước sinh hoạt nên hàng ngày chúng tôi phải đi từ 3 - 4 km để mua nước về uống, nấu ăn. Còn việc tắm giặt rất hạn chế.

Theo Bộ NN&PTNT, có khoảng 7.000 hộ ở Ninh Thuận cần hỗ trợ nước, tương đương 35.000 nhân khẩu. Riêng nhu cầu nước ở Ninh Thuận là hơn 1 tỷ m3 nhưng các hồ chứa chỉ còn khoảng 162 triệu m3.

Tiết kiệm nước là rất cấp thiết

Theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận, trước tình hình này, tỉnh Bình Thuận đã rà soát lại kế hoạch sản xuất và chuyển đổi 1.300 ha đất lúa sang trồng các loại cây ngắn ngày khác như bắp, rau, đậu các loại. Đồng thời, huy động nhân dân tham gia làm thủy lợi, nạo vét kênh mương nội đồng và vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp tưới nước tiết kiệm.

Vườn chôm chôm chuyển sang màu vàng vì thiếu nước. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Còn ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Ninh Thuận cho biết, chúng tôi đang chuyển đổi cây trồng sang các loại cây như: đậu tương, dưa hấu… nhưng việc chuyển đổi còn khó khăn vì liên quan tới tập quán, nhận thức của người dân, cơ sở khoa học và cả điều kiện tự nhiên từng vùng.

Khô hạn không chỉ diễn ra tại Bình Thuận, Ninh Thuận trong năm nay, mà đã diễn ra từ nhiều năm. Do vậy, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, việc sử dụng nước tiết kiệm phải là yêu cầu bắt buộc. Vì vậy, các tỉnh cần hướng dẫn người dân thực hiện chính sách này. Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan khoa học, phổ biến các loại cây trồng, thiết bị phù hợp.

Về lâu dài, vẫn cần có hệ thống thủy lợi để tích nước, phục vụ người dân dùng trong cả vụ. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, Bộ Nông nghiệp và tỉnh Ninh Thuận đang triển khai xây dựng hồ Sông Cái và hệ thống thủy lợi Tân Mỹ. Tới tháng 6/2016, có thể hoàn thành giai đoạn đầu của hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, đập dâng Tân Mỹ để chuyển nước đi khoảng 7 km, cấp nước cho khoảng 1.200 ha. Phấn đấu tới cuối 2017 hoàn thành hệ thống tuyến dẫn nước của Tân Mỹ, hoàn thành hồ Sông Cái vào năm 2020. Nếu xong hai công trình này thì các vùng hạn của Ninh Thuận cơ bản được giải quyết.

Các ngành chức năng của tỉnh Bình Thuận đang đẩy nhanh tiến độ thi công công trình dẫn nước từ hồ Sông Dinh 3 về đập Cô Kiều thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân; tuyến kênh cấp nước Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong); công trình tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân; công trình Hồ Sông Lũy (huyện Bắc Bình)… để phục vụ cho công tác chống hạn của tỉnh. Người dân hai tỉnh này đang hy vọng, khi các công trình này được hoàn thành sẽ phục vụ tốt hơn công tác chống hạn, giúp họ thoát nghèo.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino sẽ kéo dài và mạnh lên. Tình trạng khô hạn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên được dự báo sẽ bước vào thời gian gay gắt nhất từ tháng 3/2016, với mức độ khốc liệt nhất trong nhiều năm qua và kéo dài tới tháng 8/2016. Các dòng sông ở Nam Trung Bộ dự kiến sẽ có mức nước thấp hơn trung bình đầu năm từ 60 - 80%.

 

Theo H.V – NT/baotintuc.vn