【livescore trực tuyến】Việc xét xử trực tuyến giúp tiết kiệm ngân sách hơn 96 tỷ đồng
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,ệcxétxửtrựctuyếngiúptiếtkiệmngânsáchhơntỷđồlivescore trực tuyến để đảm bảo giải quyết các vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động đề xuất và được Quốc hội chấp nhận việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Các phiên tòa trực tuyến là phương thức mới trong việc tổ chức xét xử của Tòa án, thể hiện việc thích ứng và bắt kịp với các giá trị của nền tư pháp văn minh trong thời đại số.
Sau khi được Quốc hội thông qua, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức các phiên tòa xét xử bằng hình thức trực tuyến.
Tại một số nơi, việc đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến đã được chính quyền địa phương hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Bình,...
Với cách làm chủ động, hàng chục nghìn phiên tòa xét xử trực tuyến đã được các Tòa án thực hiện. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1/1/2022 đến nay, các Tòa án đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án.
Việc triển khai các phiên tòa xét xử theo hình thức trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội. Hình thức xét xử này đã hạn chế tập trung đông người, giúp người dân dễ dàng tiếp cận công lý, tiết kiệm chi phí đi lại, giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, việc xét xử trực tuyến cũng giúp tiết kiệm chi phí dẫn giải, bảo vệ, đồng thời khắc phục tình trạng người bị kiện không tham gia phiên tòa, góp phần hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần trong giải quyết các vụ việc hành chính.
Trong nhiều trường hợp, các phiên tòa trực tuyến còn đảm bảo tính nhân văn, nhất là với các vụ án hình sự có liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục hoặc bị hại là trẻ em, khi người bị hại không cần xuất hiện trực tiếp tại phiên tòa.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, trung bình một năm đơn vị này tổ chức khoảng 40 hội đồng xét xử phúc thẩm tại các Tòa án địa phương, mỗi đợt kéo dài 10-15 ngày với chi phí từ 60 đến 100 triệu đồng.
Tổng chi phí hằng năm cho các hội đồng là 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi triển khai xét xử trực tuyến, Đà Nẵng đã tiết kiệm được khoảng 50% chi phí, tương đương 1,6 tỷ đồng mỗi năm.
Các đơn vị chuyên môn thuộc Tòa án nhân dân tối cao dự toán, với 20.000 vụ án đã xét xử bằng hình thức trực tuyến, ước tính Ngân sách Nhà nước đã tiết kiệm được hơn 96 tỷ đồng.
Theo ước tính của các chuyên gia và thực tiễn tại các nước, việc triển khai Tòa án điện tử sẽ tiết kiệm từ 10% đến 15% chi phí hoạt động của Tòa án và chi phí xã hội, trong khi người dân được thụ hưởng nền tư pháp văn minh.
Việt Nam có chỉ số sẵn sàng ứng dụng AI cao hơn trung bình thế giớiTrong bối cảnh AI đang được ứng dụng rộng khắp, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần thiết lập các quy định cụ thể và khung quản trị AI.(责任编辑:La liga)
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội có thể họp bất thường vào trung tuần tháng 1/2024
- Ngày 25/11, Thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Quy hoạch
- Hội thảo về Khu thương mại tự do và khu phi thuế quan tại Hải Phòng
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- TP. Hạ Long kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- “Hà Nội không nên dành tiền làm những con đường đắt nhất hành tinh”
- National Costume lấy cảm hứng Thánh Gióng của Minh Khắc
- Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan tiếng Anh bập bẹ
- Lệ Nam nhắn nhủ Nam Em trước thềm chung kết
- Thời điểm chuẩn bị các kịch bản kinh tế năm 2024
- Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hoa hậu Ngọc Châu được chuyên trang sắc đẹp uy tín đăng tải hình ảnh
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Thùy Tiên khiến dân tình phát hoảng với bộ trang phục nhàu nhò
- 2024 là năm khơi thông nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng
- Quyền trượng của các nàng hậu
- Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- Năm 2024, Đồng Nai đặt mục tiêu GRDP tăng từ 6,5