游客发表

【trực tiếp atalanta】Vi phạm tự do dân chủ và những hệ lụy

发帖时间:2025-01-10 22:12:14

Sự việc trên được cộng đồng mạng xã hội đặc biệt quan tâm,ạmtựdodacircnchủvagravenhữnghệlụtrực tiếp atalanta chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, từ những thông tin trên mạng xã hội cho thấy hiện vẫn có không ít người hiểu rõ thế nào là quyền tự do dân chủ? Quyền tự do dân chủ bao gồm những quyền gì? Và hệ lụy pháp lý do hành vi vi phạm các quyền tự do dân chủ ra sao? 

Quyền tự do dân chủ gồm những quyền gì?

Quyền tự do dân chủ là một trong những quyền cơ bản của công dân. Ở Việt Nam, quyền tự do dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể, quyền tự do dân chủ của công dân bao gồm các quyền tự do cơ bản sau: Thứ nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Thứ hai là quyền tự do ngôn luận. Đây được hiểu là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ ba là quyền tự do báo chí. Với quyền này, công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. Thứ tư là quyền tiếp cận thông tin. Theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, công dân được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và được khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

Thứ năm là quyền hội họp. Với quyền này, công dân có quyền tự do họp nhóm để trao đổi ý kiến về các lĩnh vực và vấn đề nhất định. Thứ sáu là quyền tự do lập hội. Tức là công dân có quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Thứ bảy là quyền biểu tình. Với quyền này, công dân được tụ họp với nhau lại hoặc diễu hành trên đường phố để biểu thị ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng, thường nhằm mục đích gây sức ép để giải quyết một vấn đề nào đó. Ví dụ: biểu tình chống khủng bố. Và các quyền tự do dân chủ khác, như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước…

Tuy nhiên, các quyền tự do cơ bản trên được thực hiện theo nguyên tắc trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Vi phạm quyền tự do dân chủ và những hệ lụy pháp lý

Về xử lý hành chính, tại Điểm d, Khoản 1, điều 5 Nghị định số 72/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có quy định các hành vi bị cấm như sau: Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Và tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Đồng thời, người có hành vi vi phạm này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

Về xử lý hình sự, tại Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, đã quy định cụ thể về mức phạt với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau: Khung 01, phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Khung 02, phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, bất cứ hành vi nào có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... đều phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi phạm tội này có thể lên đến 07 năm tù. Tự do ngôn luận, tự do hội họp…, là những quyền cơ bản của công dân, quyền này được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, mỗi công dân phải thực hiện nghĩa vụ sao cho xứng đáng với những quyền lợi ấy.

    热门排行

    友情链接