【live tỉ số】Gói hỗ trợ là cơ hội hiếm có cho doanh nghiệp
Ông Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Đây là cơ hội hiếm có giúp DN BĐS tháo gỡ khó khăn.
Thưa ông,óihỗtrợlàcơhộihiếmcóchodoanhnghiệlive tỉ số theo dự thảo Thông tư, các DN là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội và các DN là chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội sẽ được vay tiền với lãi suất chỉ 6%/năm trong 3 năm từ số tiền 30.000 tỷ mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để cho vay hỗ trợ nhà ở. Theo ông, điều này có hợp lý không?
Tôi cho rằng, nội dung dự thảo Thông tư có đề cập tới việc hỗ trợ DN BĐS như vậy là hợp lý vì đây là nguồn tiền để hỗ trợ giải tỏa “kho” BĐS tồn đọng. Vậy DN nào có dự án là nhà ở xã hội hoặc có thể chuyển đổi được sang nhà ở xã hội từ “kho” BĐS tồn đọng đó thì sẽ được vay ưu đãi.
Trọng tâm của năm 2013 là tập trung vào giải quyết BĐS tồn đọng để dòng vốn lưu thông, nợ xấu mất đi. Vì thế, phải nhấn mạnh rằng, trước hết gói hỗ trợ lần này không phải nhằm giải cứu toàn bộ thị trường BĐS mà chỉ tập trung hỗ trợ một số DN giải quyết lượng BĐS tồn đọng mà thôi. Sau đó mới là tăng cung cho khu vực nhà giá thấp để những người có khả năng thanh toán thấp được hỗ trợ giải quyết vấn đề nhà ở.
Có ý kiến cho rằng, số 30.000 tỷ đồng đó nên chia cho cả bên cung và bên cầu với tỷ lệ bên cầu là 65% còn phía các DN chỉ được vay 35%. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, cần phải có một tỷ lệ cho vay nhất định. Tôi đồng ý với quan điểm cho vay bên người có nhu cầu vay thuê, thuê mua nhà ở nhiều hơn là phía các DN chủ đầu tư. Có thể là bên cung 1 bên cầu 2 hoặc bên cung 1 bên cầu 3. Điều này cũng giống như việc bốc thuốc vậy.
Hiện tại, chúng ta chưa biết chính xác số DN đăng ký bao nhiêu, số người dân đăng ký bao nhiêu. Bởi thế, cứ tạm xác định một tỷ lệ theo chiều hướng như thế đã. Sau khi triển khai, tổng kết thực tiễn và có những con số cụ thể hơn, ta có thể điều chỉnh các tỷ lệ cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Vậy nếu Thông tư được thực thi có giúp các DN vượt qua khó khăn, phần nào “phá băng” cho thị trường BĐS không, thưa ông?
Phải khẳng định rằng, gói này không hỗ trợ cho toàn bộ thị trường BĐS mà chủ yếu cho các DN có mục đích chuyển đổi dự án. Nó chỉ có tác động ở phạm vi một bộ phận DN BĐS chứ không thể tác động rộng hơn. Một gói 30.000 tỷ đồng cho nhiều đối tượng không là bao nhiêu cả.
Vì vậy, chúng ta không nên đặt kỳ vọng gói này sẽ tạo ra mức đột phá cho thị trường. Tuy nhiên, tôi đánh giá đây là cơ hội hiếm có giúp một số DN BĐS tháo gỡ khó khăn. Mức lãi suất 6%/năm trong vòng 3 năm và với thời hạn vay tối đa 5 năm là quá tốt. Trước đây, DN thường phải vay với mức lãi suất lên tới 25%-26%/năm, gần đây rút xuống 14%-15%/năm.
Như vậy, nếu theo dự thảo Thông tư, DN chỉ còn phải vay với mức lãi suất bằng khoảng 40% so với hiện tại. Mức ưu đãi này sẽ giúp cho những DN có dự án cần chuyển đổi chuyển đổi được, giảm bớt sự tồn đọng. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng, giải pháp này sẽ góp phần dần làm ấm lên thị trường BĐS đang ảm đạm.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Nguyễn(thực hiện)
相关推荐
- Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Trao quyết định bổ nhiệm 12 đại sứ nhiệm kỳ 2020
- Thủ tướng thăm, làm việc tại Quân chủng Phòng không Không quân
- Công tác quân sự
- Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- Phó Tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- Sẽ miễn nhiệm ủy viên UB Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải
- Ban hành Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV