【kqbd jamaica】Nắm thế chủ động trước các thay đổi của thị trường Trung Quốc
Doanh nghiệp chủ động ứng phó trước biến động từ thị trường | |
10 điểm cần chú ý đối với hàng thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc từ năm 2022 | |
Trung Quốc thay đổi xu hướng sản xuất,ắmthếchủđộngtrướccácthayđổicủathịtrườngTrungQuốkqbd jamaica tác động lớn tới xuất nhập khẩu Việt Nam |
DN Trung Quốc tìm hiểu sản phẩm tổ yến của Việt Nam. Ảnh: N.H |
Lời khuyên từ phía thị trường Trung Quốc
Với kinh nghiệm 15 năm xây dựng thương hiệu Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, TS. Trà My, Chủ tịch Hội DN Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho các DN Việt Nam. Theo đó, trước khi đưa sản phẩm nông sản Việt vào thị trường 1,4 tỷ dân này, các DN cần phải bảo hộ thương hiệu. Kế đến, các DN Việt Nam cần tìm những nhà nhập khẩu hoặc phân phối có thực lực về kinh tế, có kênh bán hàng tốt, có đội ngũ tâm huyết với việc phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam. Đặc biệt, các DN Việt Nam nên tận dụng nguồn lực kiều bào hoặc hội DN Việt Nam tại các nước bản địa.
DN đã được cấp mã số xuất khẩu năm 2021 cần thực hiện bổ sung thông tin đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc theo Lệnh 248 trước ngày 30/6/2023 theo Thông báo số 2359/BVTV-ATTPMT ngày 11/8/2022 đăng tải trên website của Cục Bảo vệ thực vật. Các đơn vị đăng ký cấp mã số xuất khẩu mới hoặc bổ sung thông tin năm 2021 thực hiện theo hướng dẫn tại Công số 953/BVTV-ATTPMT ngày 13/4/2022, đăng tải trên website của Cục Bảo vệ thực vật. |
TS Trà My cũng lưu ý các DN Việt Nam nên “nhập gia tùy tục”. Trung Quốc là quốc gia có yêu cầu rất cao về mẫu mã, số lượng không cần nhiều nhưng hộp quà phải đẹp. Chính vì vậy, Việt Nam cần tập trung chú trọng mẫu mã và đặc biệt để ý đến số lượng chẵn, nên là 2, 6, 8. Bên cạnh đó, nếu muốn làm ăn lâu dài, DN nên mở văn phòng đại diện hoặc công ty con tại Trung Quốc.
TS. Trà My cũng thông tin thêm, hiện nay, Hội DN Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc đang hỗ trợ miễn phí cho DN Việt Nam bảo hộ thương hiệu, logo trước khi vào thị trường Trung Quốc. Hội cũng hỗ trợ không gian trưng bày cho những thương hiệu nông sản Việt đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tại Gian hàng quốc gia Việt Nam tại Trung Quốc. Đối với các tỉnh thành có nguồn nông sản lớn, Hội sẵn sàng tham gia chào hàng với những DN nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc.
Trong khi đó, từ phía DN Trung Quốc, ông Bob Wang, Chủ tịch Hiệp hội DN Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đánh giá nhiều DN sản xuất trái cây Việt Nam thiếu hiểu biết về xu hướng thị trường Trung Quốc, bán hàng một cách thụ động mà không tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường. “Khi các chợ đầu mối của Trung Quốc mở cửa vào buổi sáng, các thương nhân Thái Lan thường có thể nắm bắt giá cả rất nhanh và bán sản phẩm hiệu quả, trong khi thương nhân Việt Nam chậm hơn. Do đó, Việt Nam cần xây dựng mô hình kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất và người bán hàng để có thể nắm bắt thông tin thị trường Trung Quốc nhanh chóng” – ông Bob Wang khuyến nghị.
Ông Bob Wang cũng đề nghị Việt Nam thành lập cơ quan xúc tiến thương mại nông sản với Trung Quốc để giúp xây dựng thương hiệu và tiếp thị nông sản Việt Nam tại Trung Quốc. “Cho dù đó là thiết lập văn phòng thường trú tại Trung Quốc hay thông qua mua sắm trực tuyến cũng cung cấp cho người mua Trung Quốc các kênh mua sắm thuận tiện hơn với ít khâu trung gian hơn” – ông Bob Wang cho biết.
Sẵn sàng trước mọi yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng
Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhấn mạnh các yêu cầu ngày càng khắt khe và liên tục cập nhật, bổ sung mới về an toàn thực phẩm của Trung Quốc đối với các sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, các DN nước ngoài sản xuất thực phẩm vào Trung Quốc cần đáp ứng điều 5, Lệnh 248 gồm: thuộc Quốc gia có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đánh giá tương đương; được thành lập và chịu sự giám sát hiệu quả của cơ quan có thẩm quyền quốc gia đó; thiết lập hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, xuất khẩu hiệu quả, hợp pháp tại quốc gia đó và đảm bảo thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đáp ứng các luật, quy định liên quan và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Liên quan đến vấn đề quản lý vùng trồng, ThS. Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp, Viện Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết, việc thiết lập quản lý vùng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ đảm bảo được tính minh bạch để truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất nông sản của Việt Nam.
ThS. Ngô Xuân Chinh lưu ý, tổ chức, cá nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải tổ chức kiểm tra nội bộ theo các yêu cầu của VietGAP không quá 12 tháng một lần. Khi phát hiện điểm không phù hợp phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục. Thời gian thực hiện hành động khắc phục trước khi giao hàng cho khách hàng nhưng không quá 3 tháng tùy thuộc nội dung điểm không phù hợp. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên và cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất phải kiểm tra tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất. Kết quả kiểm tra và hành động khắc phục các điểm không phù hợp với VietGAP phải lập văn bản và lưu hồ sơ.
Đối với mặt hàng tổ yến, ông Đỗ Văn Hoan, Phó Trưởng phòng Giống vật nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết, việc xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc đã được nêu ở Nghị định thư ký ngày 9/11/2022 giữa Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các nhà nuôi yến xuất khẩu phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông qua hồ sơ. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước có nhiều nghị định, quy định, thông tư chi tiết yêu cầu về quy định nhà nuôi, điều kiện sơ chế, chất lượng tổ yến...
Theo ông Đỗ Văn Hoan, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng phần mềm để cập nhật cơ sở dữ liệu cơ sở chăn nuôi, và cơ sở thức ăn chăn nuôi. Như vậy, ngoài đăng ký bằng đơn bình thường, các cơ sở cũng có thể đăng ký trực tuyến.
Để minh bạch hoá thông tin cụ thể về mùa vụ, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị các địa phương cần tăng cường phối hợp một cách chặt chẽ với Cục Bảo vệ thực vật. “Từng vùng, từng địa phương từ Đắk Lắk, Đắk Nông đến Tiền Giang, Bến Tre cần minh bạch hóa thông tin về thời gian, sản lượng từng vụ để cung cấp thông tin. Từ đó, Cục Bảo vệ thực vật cũng như Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thể giám sát, thực hiện xuất khẩu nông sản theo đúng quy trình, mã số” – ông Hoà nhấn mạnh.
Ông Lê Thanh Hoà cũng lưu ý, nếu không thực hiện nghiêm chỉnh, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng phía Trung Quốc “tuýt còi”, qua đó ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Sắp tới, các cơ quan của Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp để xây dựng các quy trình thực hành tốt cho từng loại hoa quả để đảm bảo việc xuất khẩu cũng như đảm bảo các yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra, để trong trường hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra ô nhiễm vi sinh vật cũng như dư lượng hóa chất, nông sản Việt Nam vẫn có thể đáp ứng được.
相关推荐
- Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- New Joint Commission on Việt Nam
- Việt Nam backs Afghan
- Việt Nam protests illegal Chinese military drill on Paracel islands
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- RoK Ambassador to Việt Nam proposes resuming people
- Kazakhstan Ambassador calls for deeper cooperation with Việt Nam
- ASEAN, Australia foreign ministers pledged cooperation in response against COVID