【bảng xếp hạng giải bóng đá hạng nhất anh】Độc chất chì trong hàng loạt sản phẩm tiêu dùng

作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 05:10:34 评论数:

Chì là một nguyên tố tồn tại trong tự nhiên: không khí,Độcchấtchìtronghàngloạtsảnphẩmtiêudùbảng xếp hạng giải bóng đá hạng nhất anh đất, nước và thậm chí cả trong nhà ở. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy chì dễ gây độc hại cho cả người và động vật. Khi nuốt hoặc hít phải, đặc biệt là trẻ nhỏ, chì có thể gây ngộ độc. Hiện nay, chì và hợp chất chì còn được sử dụng trong hàng loạt các sản phẩm tiêu dùng như: sơn, gốm sứ, vật liệu ống và đường ống dẫn nước, chất hàn, pin, tấm pin năng lượng mặt trời và các loại mỹ phẩm. 

Độc chất chì trong hàng loạt sản phẩm tiêu dùng dễ gây nguy hại cho người sử dụng

Độc chất chì trong hàng loạt sản phẩm tiêu dùng dễ gây nguy hại cho người sử dụng. Ảnh minh họa

Chì gây ảnh hưởng tiêu cực đến đến mọi lứa tuổi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, họa sĩ và trẻ em sẽ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với chì. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp xúc với độc chất hơn so với người lớn. Vì vậy, các cơ quan phát triển và bộ não trẻ rất nhạy cảm với tác động từ chì. 

Chì là một trong mười loại hóa chất gây nhiều mối quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần có biện pháp để bảo vệ con người khỏi tác động nguy hại của độc chất này, đặc biệt là người lao động, trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc với chì. Mỗi năm còn có thêm gần 600.000 trường hợp trẻ em bị thiểu năng trí tuệ do chì và khoảng 99% trẻ em tiếp xúc với hàm lượng chì ở mức cao thuộc nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình. Lượng chì trong ngấm vào cơ thể con người chiếm 95% tích lũy trong xương dài, 4% trong các phần mô mềm như não, gan, thận và 1% trong máu. 

Hàng loạt nghiên cứu về chì do Trung tâm Sức khỏe cộng đồng và phát triển môi trường Nepal kết hợp với các cơ quan quốc tế vào các năm 2010, 2011 và 2013 cho thấy, trên 70% các loại sơn, đặc biệt là sơn men, chứa hàm lượng chì cao hơn 90 ppm vượt mức tiêu chuẩn quốc tế cho phép. 

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2014 do Tiến sĩ KD Mehta và đồng nghiệp làm việc tại Viện Khoa học Y tế BP Koirala ở Dharan cho thấy, trẻ em Nepal có hàm lượng chì tăng cao trong máu tương đương với lượng sơn tường bị nứt nẻ trong những ngôi nhà ở của trẻ. Rõ ràng lượng chì trong sơn tường ở mức rất cao.  

Vì vậy, chính phủ cần có những biện pháp cụ thể về việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối và sử dụng sản phẩm tiêu dùng chứa độc chất chìnhằm bảo vệ  sức khỏe cho toàn cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. 

Linh Nguyễn

Phát hiện kim khâu trong khoai tây