Lợi ích từ công nghệ truy xuất nguồn gốc Thời gian qua,ấtnguồngốcGiảiphápminhbạchhóathịtrườngthựcphẩtỷ số bóng đá australia Chính phủ đã ban hành nhiều quy định liên quan việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Nhờ vào các tiêu chuẩn quốc tế như GS1, ISO 22005 và các công nghệ hiện đại như blockchain hay IoT, ngành nông sản Việt Nam đặt mục tiêu khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chủ tịch Hội Mã số mã vạch Việt Nam Phó Đức Sơn nhấn mạnh, việc sử dụng mã QR kết hợp phần mềm quản lý đã và đang giúp ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái đồng thời bảo vệ uy tín thương hiệu. Việc ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc đem lại nhiều lợi ích đối với cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Hệ thống sử dụng các công nghệ như blockchain, RFID hay IoT giúp cung cấp thông tin chi tiết về quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản thực phẩm. Quét mã QR trên sản phẩm để có thông tin chi tiết về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa. Người tiêu dùng được tra cứu thông tin sản phẩm chỉ với một lần quét mã QR, điều này tạo niềm tin và tâm lý an tâm trong mua sắm. Đối với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc giúp giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng, đảm bảo quy trình an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc giúp xử lý nhanh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, như thu hồi sản phẩm bị nhiễm bẩn hoặc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng. Việc thu hồi nhanh chóng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mà còn giảm thiểu thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp. Anh Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xanh Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết, việc ứng dụng mã QR code trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông, lâm, thủy sản là một giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản qua các nền tảng số, tạo thuận lợi cho người nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng. Đây là cách làm mới của HTX Nông nghiệp xanh Quế Võ đối với cây khoai tây, nhờ vậy mà sản phẩm do HTX sản xuất đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Công ty TNHH Hương Việt Sinh tại khu thực nghiệm Công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du) đầu tư hơn 1 ha nhà lưới, 2.000 m2 nhà kính chống côn trùng và gần 4.000 m2 nhà màng điều khiển tự động bằng Smatphone. Công ty có hệ thống tưới theo công nghệ Isarel (phun sương, phun văng). Áp dụng công nghệ này, vừa phòng chống được sâu bệnh, không phải tưới nhiều nước, rau đảm bảo chất lượng, quá trình chăm sóc đều dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nông sản được bảo quản trong hệ thống nhà lạnh. Sản phẩm khi thu hoạch đều được dán tem truy xuất nguồn gốc giúp minh bạch về nguồn gốc của sản phẩm. Từ khi được công nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp, đầu ra cho các sản phẩm của HTX được tháo gỡ, nông sản được nhiều cửa hàng, siêu thị, thương lái tìm đến đặt hàng đưa giá trị nông sản của doanh nghiệp cao hơn. Vùng chuyên canh hơn 3ha trồng măng tây xanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Măng tây xanh Tuấn Trang (Lương Tài) được quy hoạch và cấp mã số vùng trồng từ năm 2021. Nhờ chăm sóc măng tây xanh theo hướng hữu cơ, nên sản lượng, chất lượng măng tây luôn đảm bảo cho việc xuất khẩu. Hiện, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp thu hoạch khoảng 10 tấn, phần lớn nông sản ở đây được xuất khẩu sang Hàn Quốc, số còn lại được tiêu thụ thuận lợi trong các siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành khác. Đây là kết quả từ việc thay đổi tư duy từ canh tác manh mún, lạc hậu sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra nông sản chất lượng, khách hàng có thể truy xuất về nguồn gốc, sản xuất, mức độ an toàn thực phẩm. Vượt qua thách thức để triển khai đồng bộ hiệu quả Dù nhiều ưu điểm như vậy, nhưng để áp dụng rộng rãi truy xuất nguồn gốc còn nhiều khó khăn. Đầu tiên là chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ, bao gồm phần mềm, thiết bị và đào tạo nhân lực. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này là một rào cản lớn. Nhằm giúp tổ chức doanh nghiệp áp dụng hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai mới đây đã tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng các vùng sản xuất, các sản phẩm và nhu cầu truy xuất nguồn gốc và tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã được hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản của tỉnh. Hội thảo cũng hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý truy xuất nông lâm thủy sản checkvn.dongnai.gov.vn với tính năng dành cho cơ quan quản lý các cấp. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai hướng dẫn người dân sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, hệ thống truy xuất nguồn gốc đòi hỏi tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất, chế biến, phân phối đến bán lẻ, phải nhập liệu chính xác và nhất quán. Tuy nhiên, việc tích hợp các hệ thống dữ liệu khác nhau vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Một vấn đề nghiêm trọng trong việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm là bảo mật dữ liệu. Nếu thông tin về nguồn gốc thực phẩm bị thay đổi hoặc thao túng, hệ thống truy xuất sẽ mất đi tính chính xác và minh bạch. Do đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần phải đảm bảo rằng, hệ thống dữ liệu được bảo vệ an toàn trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Để vượt qua khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng trong việc tạo ra khung pháp lý rõ ràng và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ có thể khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ truy xuất nguồn gốc thông qua các chính sách ưu đãi thuế, tài trợ nghiên cứu và phát triển hoặc cung cấp các khoản vay hỗ trợ. Về phía cơ sở, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) Nguyễn Văn Hưng cho biết, để kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản từ nơi sản xuất đến bàn ăn, huyện đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Còn Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Hồ Việt Hùng chia sẻ, huyện tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn; nhân rộng các vùng sản xuất an toàn để kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản… Ông Phó Đức Sơn đề xuất xây dựng một chuỗi thông tin đồng nhất, minh bạch và hiệu quả để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Điều này không chỉ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, mà còn mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp hàng hóa Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu. Duy Trinh |