Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại khi tham gia các FTA thế hệ mới Afghanistan: Hệ lụy tất yếu của một Chính phủ yếu kém Nâng cao chất lượng thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN Nước Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát do giá năng lượng tăng cao Trên thực tế, giá dầu sưởi tại đã tăng 68%, giá tại các cây xăng cũng tăng gần 1 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) trong vòng 12 tháng qua lên mức trung bình hơn 3 USD/gallon trên toàn quốc. Trong khi đó, giá than cũng đang ở mức cao kỷ lục.
Bình luận về việc này, kinh tế Kathy Bostjancic của hãng nghiên cứu Oxford Economics nhấn mạnh: “Đối với người tiêu dùng, điều này giống như một khoản thuế”. Trong khi người tiêu dùng có thể sẽ phải siết chặt chi tiêu, việc tăng giá năng lượng “có thể sẽ cực đoan và kéo dài”, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế. Bà Bostjancic nhận định nhiều khả năng “chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng tăng trưởng giảm tốc hoặc chững lại lâu hơn trước khi hồi phục trở lại, trong khi tỷ lệ lạm phát có thể cao hơn một chút”.
Trong khi đó, ông Andreas Steno Larsen, chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Nordea Bank ABP có trụ sở tại Helsinki, lại tỏ ra bi quan hơn. Ông Andreas cho biết, giá năng lượng tăng trong năm 2021 đã khiến ông buộc phải cắt giảm ước tính tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm tới từ mức 3,5% xuống còn 1,5%. Nếu giá dầu và khí đốt tiếp tục giữ nguyên như hiện nay trong những tháng tới, thậm chí xấu nhất là tăng thêm khoảng 40%, thì nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào một cuộc suy thoái ngắn vào giữa năm 2022.
Giá năng lượng trên toàn cầu đang bị đẩy lên cao hơn chủ yếu do nhu cầu tăng cao và nguồn cung khan hiếm. Khi đại dịch COVID-19 dần lắng dịu và người tiêu dùng trên toàn thế giới tăng chi tiêu, các nhà máy và nhà cung cấp dịch vụ đang tăng cường sản xuất, dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung dầu bị thắt chặt vì các nước xuất khẩu dầu đã quyết định chỉ tăng sản lượng theo từng bước một cách có tính toán, thay vì tăng cường khai thác nhiều hơn. Tương tự, nguồn cung khí đốt tự nhiên cũng đang ở mức thấp sau khi tình trạng đóng băng ở bang Texas (Mỹ) hồi đầu năm nay đã làm tăng nhu cầu và cơn bão Ida đã khiến gần như toàn bộ sản lượng khí đốt của Vịnh Mexico bị gián đoạn. Trong khi đó, châu Âu cũng chứng kiến nhu cầu tăng cao do hàng tồn kho giảm vì điều kiện thời tiết, công suất phong điện giảm và nhập khẩu ít hơn từ Nga.
Do đó, giá năng lượng cao hơn có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát và khiến Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải sớm điều chỉnh lại chính sách tiền tệ của mình. Hiện Fed vẫn đang duy trì lãi suất ở mức rất thấp, gần bằng 0. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase tin rằng giá dầu cao hơn có thể đẩy tỷ lệ lạm phát hàng năm lên 0,4% trong những tháng tới. Trong tháng 8/2021, giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 4,3% so với một năm trước đó. Oxford Economics dự đoán giá năng lượng sẽ khiến cho tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 5,1% vào cuối năm, cao hơn nhiều so với mục tiêu của FED, khống chế lạm phát hàng năm ở mức 2%.
顶: 53踩: 11
【hôm qua đội nào thắng】Hệ lụy từ giá năng lượng tăng cao
人参与 | 时间:2025-01-13 03:04:02
相关文章
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Tổ hợp trang trại gió, năng lượng mặt trời, trại cá đầu tiên trên thế giới
- EU và Pháp hỗ trợ dự án chống biến đổi khí hậu tại Quảng Nam, Quảng Trị
- Trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất châu Âu trông thế nào?
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- Lò phản ứng hạt nhân kiểu nhỏ trên container cấp điện vùng sâu vùng xa
- Quảng Bình sẽ có thêm 50.000 cây gỗ lim, sưa đỏ ngăn chặn sạt lở
- Cuộc chạy đua hoàn thiện hạ tầng trạm sạc xe điện ở các nước Âu, Mỹ
- Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- Cách làm ấm nhà không cần máy sưởi, điều hoà
评论专区