Mỗi ngày,ữacơmtừthiệntrướcngàySàiGòngiãncákqbd đức 2 chị Lệ và nhóm bạn đến bếp cơm từ sớm để nấu nướng rồi chở cơm đi phát tặng người nghèo. |
Gửi con nhờ bạn, người thân chăm sóc để có thời gian nấu cơm từ thiện
Thức dậy, chị Phạm Thị Diễm Lệ (ngụ quận 2, TP.HCM) tất tả đến bếp cơm từ thiện của mình để chuẩn bị các phần cơm cho người nghèo. Khác với mọi ngày, hôm nay, chị nấu cơm trong những ưu tư.
Chị nói: “Bắt đầu từ 25/6, mỗi ngày chúng tôi nấu 350 phần cơm rồi đem đến điểm phát cơm, tặng cho bà con nghèo, khu cách ly... Tuy nhiên, ngày mai (9/7), TP.HCM thực hiện giãn cách, tôi lo người nghèo, vô gia cư không thể xếp hàng đi nhận cơm được nữa. Bếp ăn của chúng tôi rất có thể sẽ phải tạm dừng".
Người dân nghèo xếp hàng trên vỉa hè để nhận cơm từ nhóm chị Lệ. |
Với tâm thế giúp được phần nào người nghèo có bữa ăn no mùa dịch trong khi chờ nhà nước hỗ trợ, những ngày qua, chị vận động các nhân viên của công ty tham gia nấu cơm từ thiện.
Trước đó, một ngân hàng đặt chị nấu các suất cơm tặng người nghèo. Thấy hoạt động có ý nghĩa, chị quyết định đóng góp, chung tay xây dựng bếp cơm. Chị đứng ra nhận nhiệm vụ nấu nướng, chở cơm đi gửi tặng người dân khó khăn.
Đa số người đến nhận cơm đều là người già, lao động nghèo, vô gia cư. |
Chị nói: “Cơm chín, chúng tôi chở đến số 153 Hàm Nghi, hẻm 168/15 Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TP.HCM) để phát tặng người nghèo. Hiện nay, thêm một số bạn bè của tôi góp sức nên chúng tôi phát thêm 150 suất nữa ở quận Bình Tân”.
Một ngày của chị được “khép kín” trong hoạt động nấu, phát cơm từ thiện. Chị ra bếp cơm từ 7h sáng đến tối muộn mới trở về.
“Để có thể chăm lo cho bếp cơm, tôi gửi 2 con cho gia đình người bạn, người mợ. Đứa lớn thì cho ở nhà một mình và tự lo chuyện ăn uống. Rất may, các con đều dễ thích nghi với hoàn cảnh nên tôi cũng yên tâm hơn. Tôi được các em trong bếp ưu ái chứ mọi người làm từ 4h sáng đến 22h đêm mỗi ngày”, chị Lệ nói.
Vững tâm vượt dịch
Nhiều người kẹt lại TP.HCM cũng đến nhận cơm. |
Chị Lệ cho biết, bếp cơm đỏ lửa từ 4h sáng. Vào thời điểm này, mọi người thức dậy, vo gạo, nấu cơm. Rau, củ, quả đã được mọi người sơ chế từ chiều tối hôm trước nên chỉ cần đem ra nấu, chế biến. 6-7h sáng, cơm chín, mọi người tất bật cho cơm, canh vào hộp, bịch để đảm bảo vệ sinh.
Sau khi chuẩn bị xong, chị và cộng sự xếp cơm lên ô tô, chở đến 153 Hàm Nghi phát tặng người nghèo. Chị chia sẻ: “Có trực tiếp đi tặng cơm mới thấy được sự khó khăn của người lao động nghèo, đặc biệt là người vô gia cư, người tỉnh khác bị kẹt lại TP.HCM. Mỗi khi thấy mọi người đứng xếp hàng dài cả km đợi từ lâu, tim tôi như nhói lên, nhìn mà muốn rơi nước mắt”.
“Mọi người phải thực sự khó khăn và đói mới chấp nhận đứng xếp hàng 30 phút chỉ để nhận một hộp cơm như thế. Đa số người đến nhận đều là người già từ 70, 80 tuổi cả. Thương và xúc động lắm. Tôi chỉ muốn có thêm thật nhiều phần cơm cho mọi người”, chị kể thêm.
Thế nên, có nhiều ngày, dù thấm mệt, chị và các tình nguyện viên vẫn cố gắng chở cơm đến phát tặng người dân tại khu vực bị phong tỏa, cách ly. Hẻm 168/15 Nguyễn Cư Trinh là một trong số những khu vực được bếp cơm của chị ưu tiên hỗ trợ.
Những hộ dân trong các khu phong tỏa gần bếp cơm của chị được chị hỗ trợ 1 bao gạo và rau củ quả. |
Theo chị Lệ, đây là con hẻm tập trung nhiều người lớn tuổi, hoàn cảnh khó khăn. “Hẻm có người dương tính với Covid-19 nên bị phong tỏa, cách ly. Chúng tôi nấu cơm chiều, gửi đến cho họ. Nhận cơm, ai cũng vui và xúc động”, chị nói thêm.
Ngoài nấu cơm, bếp cơm từ thiện của chị và cộng sự còn gửi những phần quà là nhu yếu phẩm đến cho người khó khăn, khu cách ly. Chị nói, các con hẻm bị phong toả gần bếp cơm, chị đều cố gắng gửi cho mỗi hộ 1 bao gạo ngon, rau, củ, quả…
Ngoài ra, một nhà hảo tâm cũng ủng hộ thêm thịt gà cho nhóm của chị. Thế nên, chị tạm yên tâm, người dân khó khăn sẽ vững tâm vượt dịch.
Nhiều người đến nhận cơm từ thiện cho biết, họ có lo lắng trước thông tin TP.HCM giãn cách.
Tuy nhiên, sau khi được biết, nhiều bếp cơm từ thiện có quy mô khẳng định sẽ vẫn tiếp tục nấu, gửi cơm, những người này đều an lòng.
Nguyễn Sơn
Ca sĩ gửi gạo, nhà chùa nấu cơm cùng Sài Gòn vượt đại dịch
Bắt đầu từ 3h sáng đến 23h đêm mỗi ngày, tăng, ni, phật tử, người dân… tất bật chuẩn bị 6000 phần cơm gửi đến người nghèo, y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM.