Trong thời kỳ công nghiệp hóa,úcđẩykinhtếxanhkinhtếsốtăngtrưởngbềnvữthứ hạng của fulham gặp aston villa hiện đại hóa, Bình Dương đã và đang tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
“Chìa khóa” chuyển đổi số
Ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết giai đoạn hiện nay Bình Dương đang tập trung hoàn thiện đề án quy hoạch tỉnh, đề ra các phương hướng để phát triển bứt phá trong thời gian tới. Bình Dương xác định một trong những nền tảng quyết định là đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
Năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành nghị quyết chuyển đổi số (CĐS) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đã xác định rõ CĐS là “chìa khóa” để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đẩy mạnh CĐS với các trụ cột chính quyền số, kinh tế số, công dân số và xã hội số để làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng. Các ngành, lĩnh vực trọng điểm thực hiện CĐS theo hướng tối ưu hóa, thông minh hóa, góp phần thực hiện mục tiêu “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”.
Bình Dương đã và đang tập trung thu hút đầu tư chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, nâng cao giá trị các lĩnh vực. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty Cổ phần Hưng Hải Thịnh, Cụm công nghiệp Tam Lập, huyện Phú Giáo
Bình Dương hiện đã trở thành điểm đến kỳ vọng của nguồn nhân lực. Sau hơn 27 năm xây dựng và phát triển, dân số Bình Dương từ 661.200 người đã tăng lên thành 2,88 triệu người năm 2023. Tỉnh đã phát triển mạnh hệ thống trường đại học, số lượng chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Bình Dương đã phát triển mạnh về nhà ở xã hội để bảo đảm chỗ ở cho người lao động, trở thành điểm sáng của cả nước.
“Điểm nghẽn” cần vượt qua
Theo dự thảo quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế Quốc gia. Tuy nhiên, tỉnh đang gặp một số hạn chế, tồn tại của quá trình phát triển.
Theo GS-TS Trần Thọ Đạt, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành kinh tế, bên cạnh những thành tựu Bình Dương đạt được trong nhiều năm qua, hiện vốn đầu tư gần đây của tỉnh có suy giảm về tốc độ so với các địa phương khác. Mặt khác, tỉnh chưa có chuỗi liên kết sản phẩm, cụm liên kết ngành trên địa bàn. Các công trình hạ tầng kết nối vùng vẫn còn đang trong giai đoạn chờ hoàn thiện, dịch vụ phát triển không tương xứng với công nghiệp và đô thị, khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa mạnh. “Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ Bình Dương dựa chủ yếu vào lao động ngoài tỉnh, phần lớn có tay nghề thấp. Để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cần điều chỉnh chiến lược thu hút đầu tư gắn với phát triển nguồn nhân lực”, GS Trần Thọ Đạt, cho biết. Theo Tiến sĩ Trần Thị Lan Hương, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau hàng thập niên tăng trưởng bằng các ngành công nghiệp cũ, thâm dụng vốn và lao động, Bình Dương cần có nguồn động lực tăng trưởng kế tiếp. Chìa khóa cho quá trình tăng trưởng tiếp theo của Bình Dương chính là tăng trưởng số và tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, so với các tỉnh có cùng thu nhập, vị thế về kinh tế số và CĐS của Bình Dương còn ở mức rất thấp và đây là “điểm nghẽn” mà Bình Dương cần vượt qua để hướng tới trạng thái tăng trưởng mới.
Cụ thể, các chỉ số về xếp hạng CĐS cấp tỉnh (DTI) tuy có được cải thiện song vẫn ở tốp giữa, hoàn toàn chưa tương xứng với tầm vóc của một tỉnh trọng điểm như Bình Dương. Theo bà Trần Thị Lan Hương, Bình Dương mặc dù luôn ở tốp đầu cả nước về chỉ số nhận thức số và hạ tầng số, phản ánh sự quan tâm của chính quyền tỉnh và đầu tư của toàn xã hội cho năng lực số. Tuy nhiên, tính lan tỏa lại rất hạn chế khi 2 chỉ số trọng yếu đánh giá kết quả CĐS là kinh tế số và xã hội số của Bình Dương lại rất thấp.
Bà Trần Thị Lan Hương cho biết thêm trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050, các trung tâm công nghiệp Bình Dương cần phát triển theo hướng xanh và bền vững thông qua tái cấu trúc lại nhóm ngành công nghiệp, đặc biệt là nhóm công nghiệp chế biến. Quá trình dịch chuyển này không những giúp Bình Dương đáp ứng mục tiêu “xanh” mà còn là mục tiêu “số”, với tỷ trọng kinh tế số/ GRDP ở mức thấp, Bình Dương cần lấy công nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong giai đoạn kế tiếp. Những ngành, lĩnh vực có năng suất thấp, hiệu quả sử dụng năng lượng thấp và phát thải lớn cần có chính sách giảm thiểu hoặc đưa vào danh mục đầu tư có điều kiện. Các nhóm ngành có năng suất cao nhưng có phát thải thấp như lĩnh vực sản xuất đồ uống, thuốc, hóa dược, dược liệu và đặc biệt là công nghệ vi tính, điện tử cần được khuyến khích phát triển.
“Thông qua nhóm giải pháp về quy hoạch lại cơ cấu công nghiệp, kết nối cơ sở hạ tầng, số hóa thủ tục hành chính, đào tạo nguồn lực con người, Bình Dương có thể gia tăng năng lực đổi mới sáng tạo, xanh hóa các ngành công nghiệp, hướng tới giai đoạn tăng trưởng mới mạnh mẽ và bền vững”, bà Trần Thị Lan Hương, nói.