| TCIT- Phát huy tiềm năng cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam | | Doanh nghiệp cảng biển kỳ vọng phát triển trong năm 2019 | | Hải Phòng: Thu gần 1.563 tỷ đồng từ phí cảng biển | | Quảng Ninh: Phát triển kinh tế cảng biển,ăngđầutưcảngbiểnđểđóntàutảitrọnglớgetafe – betis du lịch |
| Nhiều trang thiết bị hiện đại được đầu tư tại cảng Cát Lái TPHCM. Ảnh: T.H. |
Cảng điện tử đầu tiên Năm 2019, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn xác định là “năm bản lề”, tạo đà cho giai đoạn tăng tốc phát triển, nâng cấp Tổng công ty trở thành tập đoàn kinh tế quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển, với các chỉ tiêu tăng trưởng trên 6%. Đặc biệt, cảng Tân Cảng Cát Lái dự kiến sẽ “cán đích” 5 triệu TEU hàng thông qua cảng trong năm; cụm cảng Tân Cảng Cái Mép sẽ đạt tới con số trên 2,2 triệu TEU thông qua trong năm 2019. Để đạt được kết quả trên, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ tiếp tục tập trung đầu tư đúng hướng, mở rộng cơ sở hạ tầng cảng biển, kho bãi tại các khu vực trọng điểm gắn với phát triển theo chiều sâu, khai thác hiệu quả tài nguyên cảng biển của quốc gia; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ hãng tàu, khách hàng, khẳng định thương hiệu nhà khai thác cảng container và cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Năm 2018, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn hoàn thành kế hoạch kinh doanh trước 15 ngày và vượt kế hoạch đề ra với các chỉ số kinh doanh đạt cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng đạt gần 7,6 triệu TEU, tăng 10% và giữ gần 50% thị phần cả nước; doanh thu tăng 12%, lợi nhuận tăng 15%; năng suất lao động tăng 18%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 7,7%, so với năm 2017. Hiện nay, cảng Cát Lái là cảng đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của Việt Nam triển khai “cảng điện tử” (ePort) làm thủ tục và thanh toán qua mạng cho tất cả các phương án giao nhận container. Đặc biệt, cảng Cát Lái đã triển khai thành công hình thức Lệnh giao hàng điện tử (EDO) với hãng tàu sẽ thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong công tác hiện đại hóa và cắt giảm các quy trình giao nhận tại cảng và với hãng tàu, tạo tiện ích tối đa cho khách hàng. Với EDO, thay vì đem Lệnh giao hàng đến quầy thủ tục của cảng để xác nhận, lấy hàng, doanh nghiệp thực hiện chuyển lệnh giao hàng điện tử trên hệ thống máy tính. Để sử dụng Lệnh giao hàng điện tử, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thông tin có trong EDO nhận được từ hãng tàu, thanh toán phí giao container, xác thực. Sau đó, doanh nghiệp vào thẳng cổng cảng nhận container (hoặc chuyển số đăng ký cho bên vận chuyển) mà không cần phải đem Lệnh giao hàng đến quầy thủ tục cảng để xác nhận như trước. Trong năm nay, cảng sẽ tiếp tục tăng cường các tiện ích hỗ trợ khách hàng làm thủ tục và thanh toán trực tuyến qua ứng dụng trên thiết bị di động… Cảng nước sâu lớn nhất Nằm trong nhóm cụm cảng Cái Mép- Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu), cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) tiếp tục giữ vững vị thế cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, liên tục đón nhiều chuyến tàu trong đầu năm 2019. Theo số liệu báo cáo từ Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), năm 2018 sản lượng thông qua các cảng container nước sâu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải đạt được mức tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và cao hơn mức tăng 6% của cả nước. Trong đó, TCIT tiếp tục giữ vững vị thế cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam liên tục 8 năm liền kề từ khi đi vào hoạt động bằng việc cán mốc 1.639.290 TEU sản lượng thông qua trong năm 2018, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 55% thị phần khu vực Cái Mép – Thị Vải. TCIT tiếp tục là cảng lớn thứ hai tại Việt Nam - chỉ sau cảng Cát Lái tại TPHCM. Đây cũng là năm đầu tiên, sản lượng thông qua cảng vượt mức 1,5 triệu TEU – đánh dấu cột mốc lịch sử sau 8 năm đi vào hoạt động của cảng TCIT nói riêng và của ngành cảng biển Việt Nam nói chung. Theo ông Trần Khánh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên TCIT, năm 2019 sẽ là một năm tiếp tục phát triển và khởi sắc của các cảng container tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Riêng cảng TCIT năm 2019 sẽ tiếp tục khai thác 10 tuyến dịch vụ hàng tuần trong đó có 7 tuyến đến khu vực Bắc Mỹ, 1 tuyến đến châu Âu và 2 tuyến Nội Á do 3 liên minh hãng tàu lớn nhất thế giới triển khai tại cảng. Trong đó có 3 tuyến dịch vụ có sức chở lên tới 14.000 TEU. Đặc biệt ngày 29/1/2019 và ngày 17/2/2019, TCIT đã tiếp nhận thành công 2 chuyến tàu mang tên COSCO ITALY và COSCO SPAIN có trọng tải lên đến 157.000 DWT do hãng tàu COSCO khai thác trên tuyến dịch vụ CPNW kết nối giữa Việt Nam và Canada. Trước đó, ngày 13/2/2019 cảng này thiết lập kỷ lục xếp dỡ mới trong ngành khai thác cảng Việt Nam với năng suất xếp dỡ 207,36 container/giờ khi làm hàng cho tàu EXPRESS BERLIN thuộc tuyến dịch vụ FE5 (tuyến dịch vụ kết nối Việt Nam - châu Âu), vượt qua kỷ lục trước đó là 197.71 container/giờ khi giải phóng tàu MOL ADVANTAGE được thiết lập vào tháng 4/2013. Đây là những dấu mốc hết sức quan trọng chứng minh năng lực, vị thế của Cảng TCIT cũng như ngành Cảng biển Việt Nam trên bản đồ cảng biển thế giới. Ông Trần Khánh Hoàng cho biết, trong năm 2019, để tiếp tục nâng cao năng lực tiếp nhận tàu cỡ lớn, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cảng TCIT đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại bao gồm 1 cẩu bờ lớn nhất Việt Nam có tầm với 24 hàng container, nâng số cẩu bờ lên 10 chiếc; đồng thời thêm 2 cẩu bãi nâng số lượng cẩu bãi lên 22 chiếc; đầu tư thêm 10 xe đầu kéo và 2 xe nâng cùng nhiều trang thiết bị khác. Đồng thời, TCIT đã và đang tiến hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc nâng cao năng suất xếp dỡ, giải đáp các khó khăn thắc mắc của khách hàng 24/7, đơn giản hoá thủ tục thông quan, đẩy mạnh công tác vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy từ TCIT về TPHCM với chính sách hỗ trợ tối đa khách hàng về chi phí. Ngoài ra, TCIT cũng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng giao nhận trực tiếp tại cảng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành thúc đẩy thông quan qua cơ chế một cửa Quốc gia. Trong thời gian tới, TCIT sẽ triển khai chương trình ePort và EDO nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các khách hàng tới giao nhận trực tiếp tại cảng và phát triển mô hình cảng thông minh; tiếp tục khẳng định vị thế cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam trở thành cảng cửa ngõ quốc tế và trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á. |