【bdkq liverpool】Chuyển đổi nhanh DNNN: Chỉ cần chuyển giao 2 cổ phiếu?
| ||
Biện pháp kỹ thuật
Theo VAFI, biện pháp đẩy nhanh CPH này chính là chuyển DNNN thành công ty cổ phần với 3 cổ đông pháp nhân ban đầu: Một là, giao cho đại diện công đoàn nắm giữ 1 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần. Hai là,giao cho tổ chức Đảng ở cơ sở nắm giữ 1 cổ phần. Ba là,Nhà nước mà đại diện là các bộ ngành, UBND tỉnh, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nắm giữ 99,999…% vốn.
Theo Hiệp hội, đây không phải là hình thức CPH mà chỉ đơn thuần là dùng biện pháp kỹ thuật để chuyển nhanh toàn bộ DNNN một thành viên thành công ty cổ phần với 3 cổ đông. Tuy nhiên việc này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với ngân sách Nhà nuớc và công tác quản trị DN. Bởi, khi triển khai thực hiện giải pháp này, không cần phải thành lập ban CPH tại DN, không cần phải kiểm kê định giá DN, không cần phải IPO… mà chỉ đơn thuần bằng một quyết định chuyển đổi với các dữ liệu theo sổ sách kế toán.
Hiệu quả to lớn?
Theo cơ chế hiện hành, VAFI cho rằng toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế của DNNN được để lại DN, DNNN không có nghĩa vụ nộp tiền cổ tức cho Nhà nước như tại các công ty cổ phần có cổ phần Nhà nước. Nếu thực hiện theo đề xuất trên thì sẽ điều tiết lợi nhuận sau thuế để đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng, toàn bộ cổ tức được chia tại công ty cổ phần có vốn Nhà nước phải nộp cho NSNN. Chẳng hạn như Thái Lan, hiện Chính phủ chỉ nắm giữ 51% cổ phần tại vài chục DN lớn nhưng hàng năm tiền cổ tức chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Nếu thực hiện biện pháp kỹ thuật này từ năm 2013, VAFI ước tính tổng số tiền cổ tức thu được có thể lên đến 4 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng thu NSNN và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 15% tổng thu NSNN nếu các cơ quan Nhà nước đòi hỏi chặt chẽ với khối DNNN.
Cơ quan đại diện của các DN đầu tư tài chính Việt Nam nhận xét, từ trước tới nay, chúng ta chưa đòi hỏi nhiều ở giới lãnh đạo DNNN, cho nên rất nhiều DNNN coi nhẹ chỉ tiêu lợi nhuận, miễn sao chỉ có lãi là tồn tại mà không cần lãi nhiều. Do đó, nhiều DNNN vung tay đầu tư, thậm chí vay nợ lớn để đầu tư dàn trải, rồi lại tiếp tục thành lập DNNN mới… Một bộ phận giới quản lý DNNN chỉ thích đầu tư, để kiếm "hoa hồng", mà không nghĩ tới việc bảo toàn vốn Nhà nước.
Do đó, thực hiện giải pháp trên là nhằm có cơ sở buộc khối DNNN phải có nghĩa vụ nộp cổ tức hàng năm theo mức lãi suất tiền gửi ngân hàng hoặc theo mức cổ tức bình quân trong ngành. Cũng qua đó đào thải những nhà quản lý yếu kém, buộc giới quản lý DNNN phải chú trọng tuyển dụng và trân trọng người tài. Hơn nữa, ngân sách Nhà nước đang rất cần thêm tiền để phát triển hạ tầng giao thông, cải thiện an sinh xã hội… nên biện pháp này càng thêm ý nghĩa hơn.
"Thật là không công bằng khi nhiều DNNN được hưởng cơ chế độc quyền kinh doanh, được quản lý kinh doanh nguồn tài nguyên lớn của đất nước như Mobifone, Vinaphone, Viettel, PVN, TKV… lại không phải đóng cổ tức cho Nhà nước trong khi rất nhiều DN CPH ở vị thế kinh doanh kém hơn nhiều, thu nhập người lao động thấp hơn nhiều thì vẫn tích cực nộp cổ tức cho Nhà nước"- VAFI phân tích.
Văn Bắc
相关文章
Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị liên2025-01-12Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội
TP Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, dân số ngày càng đông, nhu cầu nhà ở tăng cùng vớ2025-01-12- Cà Mau vừa ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở bờ biển trên địa bàn, tất cả đều t2025-01-12
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Góp ý, phản biện 5 Quyết định của UBND tỉnh
Ngày 19/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thả2025-01-12Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
30 năm giải thưởng phụng sự cộng đồngVới 30 năm chăm chút từ những chi tiết nhỏ nhất, vừa giữ vững,2025-01-12Phát triển kỹ năng cho thiếu nhi
Thực hiện phong trào "Vì đàn em thân yêu", dịp hè, tuổi trẻ TP Cần Thơ tổ chức nhiều hoạt2025-01-12
最新评论