Tết Nguyên đán 2023,ếtNguyênđánTPHồChíMinhdànhtỷđồngchuẩnbịhàngbìnhổnthịtrườu17 nhật bản vs u17 hàn quốc TP. Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa ở những điểm nào? |
Theo các nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh, sức mua hàng hóa Tết trong những ngày trở lại đây đã tăng hơn, trong đó nhóm hàng trang trí và giỏ quà giỏ quà hút khách nhất.
Để thu hút khách hàng, các nhà bán lẻ cho biết đã liên tục tung ra nhiều hoạt động giảm giá, tặng quà cho người mua. Cùng với đó các nhà bán lẻ cũng tăng lượng hàng từ 20-30%, tùy theo nhóm hàng, thậm chí nhóm hàng tươi sống được tăng gấp đôi so với ngày thường; đồng thời cam kết giữ ổn định giá trước, trong và sau Tết.
Liên quan đến tình hình cung ứng hàng hóa cho thị trường Tết năm nay, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết: Các doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo lượng hàng dự trữ, cung ứng đáp ứng kế hoạch thành phố giao; nhiều nhóm hàng đủ sức chi phối thị trường, chiếm từ 22 - 54,5% nhu cầu như thịt gia cầm (chiếm 54,3%), trứng gia cầm (46,7%), thực phẩm chế biến (22,1%), thịt gia súc (20,2%), dầu ăn (21,4%)...
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, nguồn vốn doanh nghiệp bình ổn thị trường chuẩn bị phục vụ hai tháng Tết Quý Mão 2023 là 20.000 tỷ đồng; trong đó có 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng bình ổn thị trường.
Vào cao điểm Tết (từ ngày 1 đến 30 tháng Chạp), doanh nghiệp bình ổn thị trường chuẩn bị 12.000 tỷ đồng, trong đó có 4.200 tỉ đồng chuẩn bị hàng bình ổn thị trường.
“Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong một tháng trước Tết và một tháng sau Tết; đồng thời giảm giá sâu trong hai ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm”- ông Phương cho biết thêm.
Ngoài ra, doanh nghiệp bình ổn thị trường cùng các doanh nghiệp cung ứng còn phối hợp với các hệ thống phân phối triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, tập trung các mặt hàng Tết như: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo...