【kết quả kobe】Các nước hoàn tất đàm phán về quy tắc thương mại kỹ thuật số toàn cầu
Cảng container hàng hóa ở Baltimore, bang Maryland (Mỹ). |
Thông báo của Anh trong ngày 26/7 cho biết, hàng chục quốc gia đã hoàn tất đàm phán hướng tới một thỏa thuận mang tính đột phá nhằm soạn thảo các quy tắc thương mại kỹ thuật số toàn cầu.
Văn bản thỏa thuận gồm nhiều biện pháp, trong đó có bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, số hóa các thủ tục hải quan và công nhận chữ ký điện tử nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kỹ thuật số.
Tuyên bố của Anh nêu rõ khi có hiệu lực, thỏa thuận này sẽ giúp hoạt động thương mại diễn ra nhanh hơn, với chi phí thấp hơn, công bằng hơn và an toàn hơn.
Thỏa thuận trên cũng bao gồm chế độ ưu đãi cho các nước đang phát triển. Ngoài việc số hóa các văn bản và quy trình hải quan, văn bản này cũng tìm cách chuyển lệnh miễn thuế hải quan lâu dài cho các giao dịch điện tử thành lệnh hoãn vĩnh viễn.
Lệnh hoãn đã có hiệu lực từ năm 1988 và đã được gia hạn tại mỗi cuộc họp bộ trưởng WTO kể từ đó. Lệnh hoãn hiện tại sẽ hết hạn vào năm 2026. Tuyên bố của Anh cho biết: "Sau khi có hiệu lực, thỏa thuận sẽ cấm vĩnh viễn thuế hải quan đối với nội dung kỹ thuật số."
Thương mại kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn nhiều so với thương mại truyền thống.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính vào năm 2020, thương mại điện tử đã chiếm 1/4 thương mại toàn cầu, với trị giá gần 5.000 tỷ USD.
Bộ trưởng Thương mại Anh Jonathan Reynolds cho biết dù tầm quan trọng ngày càng tăng, nhưng chưa có bộ quy tắc chung toàn cầu nào cho thương mại điện tử.
Vì vậy, ông Reynolds nhấn mạnh việc hoàn tất các cuộc đàm phán là một bước tiến lớn và giúp các doanh nghiệp Anh cảm nhận được lợi ích.
Về phần mình, Bộ trưởng Khoa học Anh, ông Peter Kyle cho biết thỏa thuận này nhằm giúp mọi người sử dụng công nghệ an toàn bằng cách bảo vệ họ khỏi các hành vi lừa đảo, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua số hóa thương mại để các hoạt động diễn ra nhanh và an toàn hơn.
Các cuộc đàm phán được khởi động từ năm 2019. Các bên tham gia đàm phán chiếm 90% thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
Trong ngày 26/7, văn bản cuối cùng sẽ được trình bày trong một cuộc họp kín ở trụ sở WTO tại Geneva (Thụy Sĩ). Mục đích là đưa thỏa thuận này vào khuôn khổ pháp lý của WTO, nhưng điều đó sẽ đòi hỏi sự ủng hộ từ tất cả các thành viên, bao gồm cả những thành viên không tham gia thỏa thuận./.