CHỌN CÂY ĐIỀU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Vào Bình Phước lập nghiệp từ năm 1997,nhận định liverpool vs fulham sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, ông Hùng quyết định mua 1,5 ha đất để phát triển kinh tế. Có đất sản xuất, ông đi học hỏi kinh nghiệm để chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện gia đình. Tình cờ một lần ghé thăm vườn của người quen vào dịp điều đang mùa thu hoạch, nhìn những trái điều chín rụng la liệt trên mặt đất, ông nghĩ ngay đến loại cây trồng này.
Ông Phan Viết Hùng thường xuyên kiểm tra vườn điều để phát hiện sớm và diệt trừ sâu bệnh kịp thời
Ông cần mẫn làm đất, mua giống điều về trồng trên 1,5 ha. Những năm đầu, khi vườn điều chưa cho thu hoạch, để có nguồn thu nhập, ông trồng một số loại cây ngắn ngày như mì, đậu xen dưới tán điều. Sau 4 năm chăm sóc, vườn điều cho trái vụ đầu tiên với năng suất 2 tấn/ha. Những năm sau, năng suất tiếp tục tăng, đặc biệt vụ điều vừa qua, nhiều hộ mất mùa do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh nhưng vườn điều của gia đình ông vẫn đạt 4,5 tấn/ha.
Nhờ chịu khó lao động, tích góp, ông mua thêm đất, mở rộng diện tích. Đến nay, ông Hùng sở hữu 4,5 ha, trong đó có 2,5 ha điều và 2 ha cao su. Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng. Ông Hùng cho biết: Hiệu quả kinh tế cây điều không quá cao và tạo sự đột biến so với loại cây trồng khác. Nhưng cây điều lại rất dễ tính, không phải đầu tư, chăm sóc nhiều nên phù hợp với những hộ ít nhân công.
ĐỂ ĐIỀU đạt năng suất cao
Ông Hùng hiện là Chi hội trưởng nông dân ấp 7, xã Tiến Hưng, cùng với kinh nghiệm gần 20 năm trồng điều nên ông luôn biết cách phát triển bền vững vườn điều và tăng năng suất qua từng năm. Ông Hùng nói: “Chăm sóc điều chỉ lơ là một chút là cây bị bệnh, nếu không dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng thì bệnh càng nặng thêm. Để phát hiện sớm sâu bệnh, người trồng điều phải thường xuyên thăm vườn vì có những loài sâu quan sát ban ngày thấy nhưng có loài phải ban đêm mới phát hiện. Nhiều loại sâu khi thời tiết mát mẻ, buổi tối mới xuất hiện. Từ đó, mình chọn loại thuốc thích hợp để phun trừ nấm và sâu bệnh thì mới đạt năng suất cao”.
Ở thời điểm điều bắt đầu rụng lá thì trị nấm bệnh ngay để chồi phát triển và ra hoa. Khi thời tiết bình thường, trị nấm bệnh 2 lần/tháng, còn gặp mưa nhiều tăng từ 7-8 lần/tháng. Giai đoạn điều trổ hoa nếu gặp mưa nhiều các chùm hoa bị “ngậm” nước và dễ hư, sau đó gặp nắng sẽ bị héo khô. Đây cũng là giai đoạn hoa điều dễ bị nấm, phát sinh sâu bệnh, do đó nhà nông phải thường xuyên thăm vườn, khi gặp mưa nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh ngay. Để trị sâu bệnh hại tấn công, nông dân không nên sử dụng thuốc hóa học mà dùng chế phẩm trừ sâu sinh học. Bởi làm như vậy sẽ có tác dụng làm “mát” hoa điều, không gây ảnh hưởng cho thời kỳ hoa đang đậu trái. Trong khi dùng thuốc trừ sâu hóa học vô tình sẽ làm “nóng” thêm dẫn đến hoa bị khô. Đối với bón phân, cần bón 2 đợt/năm từ tháng 6 đến tháng 9 (dương lịch). Ngoài ra, sử dụng phân sinh học để bón lá, trái và hoa, kết hợp phân hữu cơ và một lượng phân hóa học để bón gốc. Trong vườn điều cũng không sử dụng thuốc diệt cỏ mà dùng máy cắt cỏ để làm sạch. Bởi làm theo cách này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, còn thuốc diệt cỏ sẽ làm đất bị chai, bạc màu.
Nhờ biết cách chăm sóc tốt và sử dụng thuốc, bón phân đúng cách nên vụ điều vừa qua với giá bán dao động từ 35.000-40.000 đồng/kg, 1,5 ha điều của ông Hùng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Trong khi nhiều hộ nông dân loay hoay tìm cách chữa trị nấm, sâu bệnh hại tấn công thì vườn điều nhà ông Hùng vẫn xanh tốt.
Trường Giang