Khối ngoại quay lại mua ròng
Trong lực mua lớn đẩy giá cổ phiếu tăng hôm nay,ốnngoạichuyểnhướngmuaròti so aston villa nhà đầu tư nước ngoài tạo bất ngờ khi chấm dứt chuỗi ngày bán ròng liên tiếp trước đó. Mặc dù vậy một phiên mua ròng chưa hẳn đã báo hiệu kết thúc chu kỳ bán, nhưng mức mua ròng phiên này lớn bất ngờ.
Thực vậy, tổng giá trị mua vào với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ở sàn HSX lên tới trên 1.516 tỷ đồng. Phiên đạt mức mua tương đương hôm nay gần nhất là ngày 18/12. Tuy nhiên hôm đó mức mua ròng còn chưa tới 60 tỷ đồng, hôm nay khối ngoại mua ròng 518 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý nữa là các chứng chỉ quỹ ETF nội được mua ròng giảm nhiều, trong khi cổ phiếu lại tăng lên. VRE được mua ròng nổi bật với hơn 5,1 triệu cổ. Khối lượng mua của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 46% tổng lượng giao dịch tại VRE. Đây là một trong những động lực quan trọng giúp VRE tăng giá 5,21%, lên sát mức đầu năm 2020.
Một mã khác cũng đáng kể là MBB, được mua ròng gần 3 triệu cổ. Tuy vậy lượng mua vào của khối ngoại chiếm có 10% giao dịch MBB. 90% giao dịch còn lại là do nhà đầu tư trong nước thực hiện và giá MBB vẫn tăng 5,01%. MBB đang là ngôi sao sáng trong nhóm ngân hàng khi tăng mạnh liên tục 2 phiên khoảng 9,35%. Hôm nay cũng là ngày đặc biệt của MBB khi chính thức vượt đỉnh lịch sử đầu tháng 4/2018.
Ngoài hai mã kể trên, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua khá nhiều DXG, GEX, HPG, NVL, VHM, POW, VNM, GAS. Blue-chips chiếm phần lớn danh mục mua ròng của khối này. Dấu ấn cầu ngoại cũng rõ nét tại mức tăng giá cao ở nhiều mã: VHM tăng 3,91%, VNM tăng 2,31%, GAS tăng 1,35%, DXG tăng 3,66%, GEX tăng 2,62%.
Ngược lại, khối ngoại cũng bán ra ròng ở một số mã tạo sức ép đáng kể. CTG bị bán ròng gần 1,4 triệu cổ, giá giảm 0,28%. VND bị bán ròng 2 triệu cổ, giá giảm 1,63%. SSI bị bán ròng 380.000 cổ giá giảm 0,15%. Ngay cả những cổ phiếu còn đóng cửa trên tham chiếu thì lực bán của khối ngoại vẫn khiến giá suy yếu. KBC từ mức tăng 6,9% tụt xuống còn 3,45%, khối ngoại xả ròng 1,15 triệu cổ.
Với mức mua ròng mạnh hôm nay khối ngoại đã đảo ngược được tình thế của tuần đầu năm 2021. Hôm qua khối này bán ròng 383,7 tỷ đồng cổ phiếu HSX, mua ròng 19,2 tỷ đồng chứng chỉ quỹ. Chỉ riêng tháng 12/2020 mức bán ròng cổ phiếu HSX đã là hơn 4.138 tỷ đồng. Vì vậy cần nhiều phiên mua ròng nữa mới có thể biết liệu dòng vốn ngoại đã bắt đầu quay lại hay chưa.
Thanh khoản đạt ngưỡng, HSX lại chậm giao dịch
Sau kết quả khả quan nhờ việc nâng lô tối thiểu từ 10 chứng khoán lên 100 chứng khoán ngày đầu năm, hôm nay sàn HSX lại bắt đầu có dấu hiệu nghẽn. Từ sau 14h các lệnh mua bán vào rất chậm, bị treo nhiều tại các công ty chứng khoán. Hiện tượng này khiến thanh khoản không tăng thêm được trong 35 phút cuối cùng.
Do hệ thống bị chậm nên thị trường cuối phiên đã không còn đảm bảo tính chính xác. VN-Index tăng rất tốt cho đến gần 14h thì đạt đỉnh và bắt đầu quay đầu lùi xuống. Do hệ thống giao dịch không bình thường nên không rõ đợt điều chỉnh này kéo dài và mức độ đến đâu. Ngay cả đợt ATC cuối cùng sàn HSX cũng không có nhiều lệnh, giao dịch chưa tới 57 tỷ đồng cho cả sàn là quá nhỏ. VN-Index chốt ngày vẫn tăng 12,08 điểm hoàn toàn là nhờ hệ thống bị nghẽn.
Tổng giá trị giao dịch hai sàn phiên hôm nay đạt 18.623 tỷ đồng, tăng gần 4% so với hôm qua. Mức tăng này chủ đạo là nhờ thỏa thuận tăng 24%. Đối với giao dịch khớp lệnh, sàn HNX tăng 17% nhưng sàn HSX không tăng được. Nếu đợt ATC bình thường thì thanh khoản của HSX có thể khá cao vì cho đến lúc hệ thống nghẽn, mức giao dịch đã là 14.791 tỷ đồng.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
14.791 tỷ đồng (0%) | 710,2 triệu (0%) | 1730 tỷ đồng (+17%) | 123,4 triệu (+17%) |
Khánh Nhi