【kqbd psv eindhoven】Cảnh sát biển: Ngăn nhiều vụ vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển
Chuyển Công an điều tra 2 vụ vận chuyển trái phép ngà voi tại cảng Hải Phòng | |
Nhiều đối tượng trong vụ vận chuyển dầu DO trái phép do Hải quan bắt giữ đã bị khởi tố | |
Vùng Cảnh sát biển 4: Quyết chặn đứng hành vi vận chuyển xăng dầu trái phép trên biển |
Lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 đang kiểm tra tàu cá vận chuyển dầu DO trái phép trên biển. |
Ngụy trang bằng tàu cá
Theo nhận định của lực lượng trinh sát của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng xăng, dầu trên biển đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại, nhất là tại vùng biển Tây Nam. Quá trình điều tra các vụ việc, lực lượng Cảnh sát biển nhận thấy, tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng xăng, dầu hoạt động tập trung chủ yếu ở vùng biển có phần đất liền giáp ranh giữa Việt Nam với Campuchia. Ngoài ra, tại các vùng biển giáp ranh với Malaysia, Brunei cũng xuất hiện các điểm nóng mua bán xăng, dầu trái phép...
Điển hình, ngày 18/2, tại khu vực biển cách phía Tây mũi Ông Đội, đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) khoảng 37 hải lý, tổ công tác thuộc Đoàn Trinh sát số 2 Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện và kiểm tra tàu cá số hiệu TG-90338.TS có biểu hiện nghi vấn. Thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng Phan Hoàng Sa, trú tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang khai báo trên tàu TG-90338.TS đang chở khoảng 70.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, khi yêu cầu xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số dầu đang vận chuyển thì thuyền trưởng và các thuyền viên không xuất trình được giấy tờ kèm theo.
Mới đây 26/3, tại vùng biển cách Đông Nam Hòn Khoai 120 hải lý, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu cá TG 92008 TS do ông Trần Văn Thuận, trú tại xã Tân Thanh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang làm thuyền trưởng đang vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO. Theo lời khai của ông Thuận, toàn bộ số dầu này đều không có hóa đơn, chứng từ.
Đó chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. Điều đáng nói, hòng trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, các đối tượng đã sử dụng tàu cá cải hoán hoặc tàu hậu cần nghề cá để vận chuyển dầu trái phép như một phương thức giao dịch chính với số lượng nhỏ lẻ hơn những năm trước. Do đó, khi bị phát hiện, truy đuổi, đối tượng sẵn sàng bơm dầu, xả ra biển, giảm tải trọng tàu để tiêu hủy tang vật hoặc tăng tốc chạy sang vùng biển nước ngoài. Nhiều đối tượng đã ngụy trang dụng cụ trên tàu khai thác thủy sản, gia cố bồn bể trên các phương tiện xuất nhập cảnh để che đậy việc mua bán, vận chuyển xăng dầu trái phép. Quá trình mua, bán, sang mạn thường tổ chức cảnh giới chặt chẽ; làm giả hồ sơ, hợp thức hóa giấy tờ và thường xuyên thay đổi hành trình.
Đặc biệt, nhiều đối tượng còn sử dụng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi vi phạm, như trang bị radar, định vị hiện đại để phát hiện lực lượng chức năng từ xa hòng nhanh chóng tẩu thoát. Ngoài ra, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, rồi lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu hoặc vào thời điểm lực lượng chức năng bàn giao ca để bơm xăng dầu sang các tàu nhỏ. Nhiều tàu vận chuyển trái phép xăng, dầu còn dùng thủ đoạn như thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị...
Thực tế, việc giao nhận xăng dầu đều diễn ra trên biển, hoạt động khép kín và đối tượng cầm đầu thường không trực tiếp “xuất đầu lộ diện” mà chỉ đạo gián tiếp thông qua thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu. Hầu hết vụ việc mà các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý chỉ là người vận chuyển thuê, vận chuyển nhỏ lẻ, còn những “ông trùm” đang ở nước ngoài và trên các phương tiện vận chuyển lớn chỉ hoạt động ở vùng biển giáp ranh và các vùng biển quốc tế. Vì vậy, công tác đấu tranh, triệt phá tận gốc các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển vẫn là thách thức lớn đối với các lực lượng chức năng.
Tích cực đấu tranh
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự báo hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển gia tăng tập trung khu vực biển các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang...
Trước tình hình đó, Thiếu tướng Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, Bộ Tư lệnh đã yêu cầu tất cả lực lượng trong toàn quân tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bám nắm địa bàn, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, nắm chắc phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng và tổ chức có liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép xăng, dầu, thuốc lá, khoáng sản... Tăng cường lực lượng, phương tiện các khu vực, địa bàn trọng điểm, tập trung vào các khu vực biển Đông Bắc, Bắc miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và các địa bàn có liên quan; kịp thời phát hiện, bắt giữ tàu thuyền, đối tượng vi phạm.
Thời gian tới, theo Thiếu tướng Vũ Trung Kiên, lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm; chủ động phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng có liên quan, nhất là Biên phòng, Công an, Hải quan tổ chức xác lập các chuyên án, kết hợp giữa tuần tra, kiểm soát công khai với lực lượng trinh sát bí mật trên các tuyến biển.
Thống kê cho thấy, trong cao điểm dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023, lực lượng Cảnh sát biển đã triển khai gần 400 lượt cán bộ trinh sát địa bàn; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc hoạt động của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại trên biển và địa bàn liên quan; duy trì từ 20-25 tàu trực thường xuyên và hoạt động tại các khu vực biển trọng điểm. So với đợt cao điểm tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ số vụ việc và đối tượng vi phạm tăng 22,9% với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị tang vật xử lý, bàn giao các lực lượng ước tính trên 40 tỷ đồng. Theo Thượng tá Hoàng Văn Nam, Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát số 1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong đợt cao điểm đơn vị đã đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm,vi phạm; chủ trì, phối hợp đấu tranh bắt giữ 4 vụ/5 tàu vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, đã xử lý xong 3 vụ/4 tàu tịch thu 48.350 lít dầu DO, 184.648 kg dầu FO, 1.550 m3 cát; tiền xử phạt vi phạm hành chính và bán tài sản tịch thu nộp ngân sách nhà nước trên 3 tỷ đồng. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Điểm tên đường được thuê vỉa hè nhiều nhất ở TPHCM sau hai tuần thí điểm
- ·Sau vụ cháy 14 người chết, quận Cầu Giấy ra điều kiện về để xe máy ở nhà trọ
- ·Người đàn ông phải lọc thận cấp sau khi chạy marathon
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Quốc hội xem xét cho phép 3 luật mới liên quan bất động sản có hiệu lực từ 1/8
- ·Trực thăng đưa ngư dân bị đứt rời 1/3 trên cánh tay phải về đất liền điều trị
- ·Sau vụ cháy 14 người chết, quận Cầu Giấy ra điều kiện về để xe máy ở nhà trọ
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Đề xuất chồng được nghỉ thai sản ít nhất 10 ngày để hỗ trợ vợ chăm sóc con
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Chủ tịch Nam Định tặng Bằng khen cho 2 'người hùng' trong vụ cháy ở Trung Kính
- ·Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ tới hiện trường vụ cháy ở Trung Kính
- ·Trực thăng đưa ngư dân bị đứt rời 1/3 trên cánh tay phải về đất liền điều trị
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được nghỉ hưu sớm trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đa số ý kiến đồng thuận cấm tuyệt đối nồng độ cồn
- ·Thanh niên đập tường cứu người vụ cháy ở Trung Kính chưa dám gọi điện về cho mẹ
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Cảnh phá dỡ nhà, giao mặt bằng để triển khai cấp tốc nút giao 3.600 tỷ ở TPHCM