Lợi nhuận sau thuế sụt giảm hơn 503 tỷ đồng
Theợinhuậndoanhnghiệpbấtđộngsảnsụtgiảmgầda banh truc tuyeno thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố chiều 21/8 cho thấy, số doanh nghiệp (DN) niêm yết phải công bố báo cáo tài chính quý II/2020 là 348 công ty (không bao gồm 9 công ty niêm yết thay đổi niên độ kế toán). Tính đến ngày 17/8/2020, đã có 343 công ty công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án bất động sản. Ảnh: Tuấn Nguyễn Theo kết quả báo cáo tài chính tự lập quý II/2020 của các DN niêm yết trên HNX, có 268 DN có kết quả hoạt động kinh doanh có lãi với tổng giá trị lãi đạt hơn 11.381 tỷ đồng, giảm 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, tổng lợi nhuận sau thuế của các DN niêm yết HNX đạt trên 10.669 tỷ đồng, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó 7/11 ngành đang niêm yết tại HNX có tổng lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Có 5/11 ngành đạt kết quả kinh doanh có lãi tăng so với cùng kỳ năm 2020 và hai ngành có mức tăng tổng lợi nhuận cao nhất là ngành thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống và ngành tài chính.
Trong đó, ngành thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 56,8% (tương ứng 115,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2019, ngành tài chính tăng 11,7% (605,8 tỷ đồng). Ngành thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống mặc dù có lợi nhuận tăng mạnh nhất, tuy nhiên chỉ 17/48 DN trong ngành này có lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2020 tăng so với năm 2019. Các công ty có lợi nhuận tăng mạnh nguyên nhân được cho là do thoái vốn đầu tư. Còn lại 31/48 DN trong ngành này có kết quả kinh doanh giảm.
Các ngành có tổng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhất là ngành bất động sản (BĐS) (giảm 79,4%, từ 634,3 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019 giảm xuống còn 130,7 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2020, sụt giảm 503,6 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do các DN phải gánh chịu tác động do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Mặc dù ngành BĐS là ngành ghi nhận tổng lợi nhuận giảm mạnh nhất, tuy nhiên, cũng có một số ít DN ngành này có kết quả kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm 2020 do đủ điều kiện ghi nhận doanh thu vào kết quả kinh doanh.
Cơ cấu lại danh mục đầu tư để thích nghi
Ở chiều ngược lại, thống kê của HNX cũng ghi nhận, số DN có kết quả kinh doanh thua lỗ là 74 DN, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước với tổng giá trị lỗ 6 tháng đầu năm 2020 là 711,9 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Có 6/11 ngành có tổng lỗ 6 tháng đầu năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các ngành có kết quả kinh doanh lỗ nhiều nhất là ngành BĐS với tổng giá trị lỗ từ -27,5 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019 lên -121,3 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2020 (tổng lỗ tăng tương đương 341%).
Ghi nhận trọng quý I/2020, nhiều cổ phiếu bất động sản giảm giá trên 30%. Ngành khai khoáng và dầu khí với tổng giá trị lỗ tăng từ -50,5 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019 lên -164,5 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2020 (tổng lỗ tăng tương đương 225%). Cùng với đó, ngành vận tải kho bãi với tổng lỗ tăng từ -10,8 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019 lên -34 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2020 (tổng lỗ tăng tương đương 214%).... Nguyên nhân chính cũng là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN bị ngưng trệ.
Hầu hết các chuyên gia BĐS đều cho rằng, thị trường đang ngày càng khó khăn, giao dịch giảm. So với các năm trước, giá bán chung cư thường có mức tăng từ 3-13%/năm tùy từng phân khúc. Tuy nhiên, hiện nay giá nhà hầu như không có sự thay đổi, mức độ tăng giá đang chững lại, thậm chí còn giảm.
Cũng theo các chuyên gia, hiện nay nhiều khách hàng bị sụt giảm thu nhập do dịch bệnh khiến họ không còn khả năng đóng tiền theo cam kết với chủ đầu tư. Nhiều giao dịch mua bán nhà đóng tiền theo tiến độ đã được xác lập cũng gặp khó do khách hàng bị mất dòng tiền. Trong trường hợp Covid-19 kéo dài, trong tương lai gần sẽ có làn sóng cắt lỗ từ những nhà đầu tư mua chung cư để cho thuê hay không có tiềm lực tài chính dài hạn.
Đại diện DN BĐS thì cho rằng, dịch Covid-19 tái bùng phát, đã ảnh hưởng nặng nề đến tiến độ các dự án đang triển khai. Đây đang là thách thức rất lớn bởi nếu chủ đầu tư có dự án đang triển khai theo tiến độ thì vẫn phải trả chi phí cho nhà thầu. Nếu dòng tiền bị chậm lại do khách hàng thanh toán gián đoạn thì chủ đầu tư sẽ rất khó khăn.
Để trụ vững trong bối cảnh dịch Covid-19 khó lường này, nhiều DN BĐS bắt buộc phải đưa ra giải pháp tái cơ cấu danh mục đầu tư, tiết kiệm chi phí hoặc thậm chí chấp nhận giảm giá để bán được hàng, giữ dòng tiền. Nhiều DN đã cơ cấu lại danh mục các dự án đã công bố theo hướng rút gọn lại, đưa ra các dự án phù hợp như nhà ở hợp túi tiền. Đồng thời, tính toán lại các phương thức thanh toán để người mua có thể trả, đảm bảo mức thu nhập của người mua nhà có đủ khả năng đóng theo tiến độ, đảm bảo dòng tiền.../.
Văn Tuấn
顶: 326踩: 32691
【da banh truc tuyen】Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản sụt giảm gần 80%
人参与 | 时间:2025-01-10 01:49:23
相关文章
- Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- Người dân trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Tết, các tuyến cửa ngõ vẫn thông thoáng
- Công an TP.HCM thông tin vụ cô gái mất tích dịp Tết, bị sát hại phi tang thi thể
- Huy động người nhà, xuyên đêm nướng hơn 5000 cá lóc phục vụ ngày vía Thần Tài
- Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- Lá dong, gạo nếp 'vượt nghìn cây số' đến với lính mũ nồi xanh ở châu Phi
- 35 tỷ đồng ông Đỗ Hữu Ca lừa 'chạy án' sẽ được giải quyết như thế nào?
- Hơn 100 nghệ sĩ, người dân, kiều bào hào hứng trải nghiệm tàu Metro số 1
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Tàu Malaysia chở 1.500 tấn gạo bị chìm trên biển Côn Đảo, 3 người mất tích
评论专区