【bóng đá uae】Cầm cố đất ở, đất sản xuất trong vùng DTTS vẫn diễn biến phức tạp

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:49:51

BP - Hiện tình trạng mua bán điều non,ầmcốđấtởđấtsảnxuấttrongvugravengDTTSvẫndiễnbiếnphứctạbóng đá uae vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất ở, đất sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, dù ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý, ngăn chặn. Trong năm 2018, toàn tỉnh vẫn còn 698 hộ bán điều non, với diện tích 1.495 ha; 243 hộ cầm cố, thế chấp đất, cho thuê đất có nguồn gốc khai phá, diện tích 294,5 ha; 36 hộ cầm cố, sang nhượng đất có nguồn gốc từ nhà nước hỗ trợ (Chương trình 134, 1592, 33...) với diện tích 6,9 ha; 70 hộ sang nhượng đất sản xuất, diện tích 69,325 ha. Những giao dịch này diễn ra giữa hộ DTTS với các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, thông tin thị trường của đồng bào để dụ dỗ, lừa đảo, ép giá, đến khi đồng bào không trả được thì siết đất, dẫn đến không còn đất sản xuất, đất ở. Do vậy, năm 2018 đã có 52 hộ không còn đất sản xuất sau khi cầm cố, thế chấp, sang nhượng (Bù Gia Mập 11 hộ, Bù Đăng 33 hộ, Đồng Phú 8 hộ) và 5 hộ tại huyện Bù Gia Mập không còn đất ở.

Tình trạng cho đồng bào DTTS vay tiền với lãi suất cao cũng chưa xử lý triệt để. Theo thống kê của ngành chức năng, năm 2018, Bình Phước có 76 hộ DTTS vay tiền hơn 4,5 tỷ đồng với lãi suất cao (30-50%/năm), đơn cử có 2 hộ ở huyện Đồng Phú vay 30-60 triệu đồng với lãi suất 8.000 đồng/ngày/1 triệu đồng. Tuy nhiên, việc vay tiền là giao dịch dân sự, có sự thỏa thuận tự nguyện giữa 2 bên, phía bị hại không có đơn tố cáo và không hợp tác với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra tình trạng lợi dụng các hộ DTTS có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất nhưng không đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng của nhà nước như: đất thuê, đã vay vốn ngân hàng, chưa trả được nợ cũ... nên một số đối tượng cho vay ngoài tổ chức tín dụng nhà nước đã thực hiện các hành vi để hợp thức hóa việc thế chấp, cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân thành hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Qua xác minh của cơ quan chức năng, các đối tượng đã xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được văn phòng công chứng thực hiện hợp đồng giao dịch, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý đối tượng. Riêng Ban Dân tộc tỉnh trong năm 2018 đã nhận 9 đơn (Bù Đăng 4, Đồng Xoài 3, Bù Gia Mập 2), Công an tỉnh phát hiện 2 vụ.

P.M

顶: 51119踩: 2391