【mainz – freiburg】Hợp tác, liên kết mới giải được bài toán phát triển nông sản bền vững

[World Cup] 时间:2025-01-11 23:43:41 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:134次

Hội nghị

Bà Phùng Thị Lan,ợptácliênkếtmớigiảiđượcbàitoánpháttriểnnôngsảnbềnvữmainz – freiburg Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) chia sẻ tại hội nghị.

Chiều ngày 10/11/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã và làng nghề.

Xây dựng mô hình điểm có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện hỗ trợ nông dân kết nối thị trường, bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết, Hội Nông dân huyện đã chú trọng công tác chuyển giao khoa học - công nghệ và xây dựng mô hình điểm có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm. Hội có 154 mô hình, lồng ghép tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ và mô hình dân vận khéo, đem lại hiệu quả kinh tế có thu nhập từ trên 50 triệu đồng/ha/năm lên tới trên 200 triệu và 500 triệu đồng/ha/năm....

Đánh giá về mô hình hợp tác, liên kết sản xuất trong tiêu thụ nông sản, ông Trần Đình Dũng, Trưởng phòng Kinh tế hợp tác (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) nhận định: Xây dựng và phát triển các mối liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là chủ trương đúng đắn nhằm giúp việc sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, giúp người nông dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống sản xuất có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ, chuyển giao công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước.

Về hiệu quả kinh tế, theo khảo sát của Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc tổ chức liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt hơn so với sản xuất truyền thống. Ở Đồng bằng sông Cửu Long mỗi hecta lúa tham gia trong cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10% đến 15% và giá trị sản lượng có thể tăng 20% - 25%, thu lời thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha. Ở miền Bắc, các mô hình cánh đồng lớn cho hiệu quả kinh tế tổng thể trên 1 ha lúa thấp hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long, giá trị sản lượng tăng trung bình từ 17% đến 25% tùy theo từng địa phương.

Tham gia cánh đồng lớn, người sản xuất được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và trong một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu vào không tính lãi. Hiện nay, tỷ lệ diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn được ký hợp đồng bao tiêu trước khi sản xuất của cả nước trung bình đạt 29,2%....

Cần sản xuất và phân phối theo đơn đặt hàng

Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình điểm có sự liên kết đó, theo TS. Hoàng Thanh Tùng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Lao động Xã hội, hiện nay, hầu hết bà con nông dân chỉ dự đoán nông sản của mình sẽ được tiêu thụ mà không xác định trước được nhu cầu thực của thị trường. Điều đó dẫn đến tình trạng được mùa, mất giá, hàng tồn kho tăng, chí phí cho sản xuất lưu trữ, bảo quản cũng tăng. Chính vì vậy, có thể nói, chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu là theo hệ thống đẩy từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Không những vậy, trong khâu tiêu thụ, các loại nông sản từ rau, hoa quả đến thủy hải sản đều được đưa ra thị trường theo hệ thống "đẩy" dù sử dụng mạng lưới phân phối nào. Các nhà thu mua thường không đặt hàng trước khi nông sản được sản xuất mà thu mua theo kiểu ai có bán thì mua và tùy theo thời vụ. Chính bản thân các nhà thu mua, nhà phân phối trung gian cũng chưa nắm chắc được đầu ra mà chỉ kinh doanh theo thói quen với dự báo về cầu tiêu thụ nông sản...

Theo nhận định của ông Tùng, sản xuất và tiêu thụ nông sản dựa vào hệ thống "đẩy" như hiện nay đem lại nhiều khó khăn, bất cập cho toàn chuỗi, thiệt thòi phần nhiều lại tập trung ở người nông dân.

Để giải quyết tình trạng này, ông Tùng cho rằng, thời gian tới chuỗi cung ứng nông sản cần phải chuyển đổi từ hoạt động theo hệ thống "đẩy" dựa trên nhu cầu dự báo sang hoạt động theo hệ thống "kéo" dựa trên nhu cầu thực, tức là sản xuất và phân phối theo đơn đặt hàng, có địa chỉ tiêu thụ cụ thể.

Cùng với đó, "Chỉ có hợp tác, liên kết mới giải được bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển bền vững trước những biến động của thị trường...", ông Trần Đình Dũng nhấn mạnh.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 5.411 làng nghề (1.864 làng nghề truyền thống, 115 nghề truyền thống đã được công nhận) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (2.886 làng nghề, chiếm 53,3%), thu hút khoảng 11 triệu lao động phi nông nghiệp. Số lượng hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng bình quân 8,8% - 9,8%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề khoảng 15%/năm. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chủ lực của làng nghề, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng trên 12%/năm.

Phúc Nguyên

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接