【lanus】Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
Còn nhiều hạn chế
Báo cáo tại Hội nghị,ƯutiênnguồnlựcđầutưpháttriểngiáodụcvùngTrungduvàmiềnnúiBắcbộlanus Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, năm học 2021-2022, 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có trên 3,3 triệu trẻ em mẫu giáo và học sinh các cấp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. |
Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98,6%, đứng thứ nhất toàn quốc. Tỷ lệ học sinh Tiểu học đến trường đạt 99,9%, tương đương so với mức bình quân chung cả nước và tương đương với các vùng khác.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS cao hơn trung bình chung cả nước và chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Hồng. Đến nay, về cơ bản toàn vùng đã đạt được mục tiêu xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có 10.900 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trong đó có 979 trường nội trú, bán trú.
Hiện toàn vùng không còn xã trắng về giáo dục, mọi thôn bản đều có lớp mầm non, tất cả các xã đều có trường tiểu học. Các điểm trường, lớp ghép được mở ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đi học.
Các địa phương trong vùng đã chủ động rà soát quy hoạch và xóa các điểm trường lẻ, sắp xếp lại trường tiểu học, trung học cơ sở có quy mô nhỏ theo hướng thành lập các trường liên cấp, liên xã, dựa trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Theo số liệu thống kê, năm học 2020 - 2021, toàn vùng còn 13.017 điểm trường, giảm 2.793 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông so với năm học 2010-2011.
Mặc dù thu ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo của vùng tăng dần qua các năm.
Năm 2021, tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ tăng 40,2% so với năm 2011. Trong đó, tổng chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 88,5%.
Nhìn chung, dù đã có nhiều nỗ lực, song vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là “vùng trũng” trong phát triển và là “lõi nghèo” của cả nước. Giáo dục và đào tạo phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ kiên cố hoá trường lớp của vùng thấp nhất cả nước.
Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn còn thiếu phòng học, phòng học đã xuống cấp và quá tải, phải học 2 ca, học nhờ, học tạm; thiếu thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch.
Các điều kiện sinh hoạt của học sinh bán trú, học sinh các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu
Tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp thấp nhất cả nước; tỷ lệ giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn thấp nhất trong các khu vực. Cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, trường học. Việc tuyển dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn do nguồn tuyển không đủ.
Ngân sách đầu tưcho giáo dục của các địa phương trong còn nhỏ bé; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế do đời sống nhân dân ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, một số địa phương không có cơ sở giáo dục ngoài công lập…
Giáo dục vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đặt mục tiêu đến năm 2030, các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục, đào tạo của vùng tiệm cận với mặt bằng chung của cả nước.
Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo;
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực;
Hợp tác, kết nối và liên kết vùng nhằm phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển giáo dục và đào tạo.
Cần cụ thể hóa chính sách vào thực tiễn
Nhắc tới hàng loạt chính sách đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ban hành thời gian qua nhằm tạo căn cứ chính trị, pháp lý cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng, Bộ trưởng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong rằng những chính sách này sẽ sớm được cụ thể hóa thành các đề tài, đề án triển khai thực hiện trong giai đoạn tới.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị, sau Hội nghị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ, ngành liên quan để cụ thể hóa các chủ trương lớn mà chưa có chính sách. Đi liền với rà soát, là sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp, nhất là các chính sách cho người dạy, người học, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên nguồn lực phát triển cho vùng khó khăn. Chúng ta cùng nhau kiến nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Bộ trưởng Hầu A Lềnh cam kết, Ủy ban Dân tộc sẽ đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành để đưa giáo dục đào tạo vùng trung du và miền núi Bắc bộ có bước phát triển mới trong giai đoạn tới đây.
Nhắc nhiều đến khó khăn, thách thức về giáo dục và đào tạo khu vực vùng Trung du miền núi Bắc bộ, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh: Kinh tế - xã hội khu vực này phát triển chậm hơn so với các khu vực khác, từ đó tác động nhiều mặt đến giáo dục.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội giáo viên đều khó khăn. Quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn và quản trị giáo dục trong các trường; công tác quản lý, đánh giá chất lượng dạy và học cần phải chặt chẽ hơn nữa. “Chúng ra cần rà soát từng vấn đề khó khăn đó, phân tích nguyên nhân để tìm giải pháp khả thi”, ông Nguyễn Đắc Vinh trao đổi.
Nêu một số vấn đề trọng tâm, ông Nguyễn Đắc Vinh nhắc tới đầu tiên là Chiến lược giáo dục với 3 vấn đề chung cần quan tâm. Đầu tiên, kinh tế đất nước phát triển ngày càng nhanh hơn, đặt ra yêu cầu cao cả về cơ cấu, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, vậy phương thức phát triển có thay đổi như thế nào? Ngành Giáo dục có định hướng, lộ trình ra sao?
Ngoài ra, kiến thức mới hiện rất nhiều, khối lượng kiến thức phong phú, vậy cách tiếp cận giáo dục sẽ thay đổi thế nào cho phù hợp?... “Đây là những vấn đề lớn chúng tôi mong muốn được trao đổi trong quá trình triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị tại 6 vùng, gắn với việc thực hiện chiến lược về giáo dục”, ông Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định với rất nhiều khó khăn, thách thức, những gì giáo dục vùng Trung du và miền núi Bắc bộ làm được là vô cùng quý báu và cần được đặc biệt đánh giá cao, Bộ trưởng đồng thời cũng nêu nhận diện về những vấn đề cấp bách, trước mắt mà giáo dục Trung du và miền núi Bắc bộ phải làm.
“Trong khi các vùng khác đã đi xa thì chúng ta vẫn đang “xóa đói, giảm nghèo” trong giáo dục”, nhấn mạnh đặc biệt điều này, Bộ trưởng cho rằng, công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” trong giáo dục sẽ là vấn đề cần nhìn thẳng, cần đối mặt của cả vùng trong giai đoạn tới đây.
Cụ thể, trong chặng đường trước mắt, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ cần hài hòa giữa phát triển giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà với các mức độ khác nhau.
Vấn đề số một của chúng ta là phổ cập, dân trí mới là quan trọng hàng đầu, sau đó mới nói về các câu chuyện khác. “Mục tiêu là giảm thấp nhất mù chữ, tái mù chữ. Con em đồng bào dân tộc được đi học, có con chữ, có trình độ giáo dục tối thiểu để có thể thay đổi được đời sống của chính mình”, Bộ trưởng nói.
Cho rằng, các chính sách cho phát triển giáo dục vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã có và có rất nhiều, song hầu như chưa đủ mạnh, chưa đủ đột phá, chưa bao quát được hết tính đặc thù, chưa mang tính quyết liệt, Bộ trưởng cho biết sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành rà soát cơ chế, chính sách với khu vực theo hướng gọn lại, tích hợp nhưng cần mang tính đột phá.
Trong đó, 2 vấn đề cần ưu tiên đột phá là chính sách về giáo viên - bằng mọi biện pháp giải quyết các vấn đề đặt ra về giáo viên, số lượng, chất lượng và cơ sở vật chất, trường lớp, để cố gắng đến năm 2030 toàn vùng sẽ không còn phòng học tạm.
Bộ trưởng mong muốn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc và các địa phương sẽ đồng hành, ủng hộ trong việc thực hiện công việc này.
Chia sẻ quan điểm, đối với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giáo dục vẫn là việc mà nhà nước phải lo trước khi nói tới việc xã hội hóa, Bộ trường mong rằng, các địa phương đã quan tâm đầu tư cho giáo dục rồi, sẽ quan tâm đầu tư hơn nữa.
“Bên cạnh việc chúng ta đầu tư cho một số trường, các trung tâm, các trường chuyên, các trường phục vụ cho mục tiêu mũi nhọn, nhưng ở những vùng khác vẫn để phòng tạm, nhà mượn là điều khó chấp nhận được. Do đó, mong các địa phương lưu ý, lãnh đạo các địa phương chia sẻ”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý.
"Với hy vọng 3-5 năm tới sẽ nhìn thấy những chuyển biến tốt hơn của giáo dục vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Và trước khi hội nhập quốc tế, việc hội nhập quốc gia về giáo dục của vùng cũng rất quan trọng. Việc lớn bắt đầu từ việc nhỏ và chúng ta sẽ bắt đầu làm từ những việc nhỏ", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.
-
Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thậnBIC bán 35% cổ phần cho FairFax Asia LimitedQuy trình chấm thi THPT quốc gia 2019: Mã hóa bài thi trắc nghiệm để hạn chế gian lậnUkraine muốn nhận xe tăng ‘báo hoa’, Đức điều quân tới sát nách NgaNHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ roomHơn 1.000 học sinh tiểu học được nâng cao kiến thức về sức khỏe & giới tínhThuốc Vitamin A liều cao không rõ nguồn gốc được rao bán tràn lan, nhiều mức giáĐội Việt Nam thi “Vùng tai nạn” ở Army Games đã giành được huy chương vàngCon gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệuGiấy phát hiện chất bảo quản độc hại
下一篇:Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Phe thân Nga tố Kiev pháo kích nhà máy hóa chất, Đức chuyển tên lửa cho Ukraine
- ·ADB cung cấp thêm 85 triệu USD cho nông thôn miền Trung
- ·Trụ sở hạm đội Biển Đen bị tấn công, thêm tàu chở lương thực rời Ukraine
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Điều động một số cán bộ Vietcombank sang Ngân hàng Xây dựng
- ·Ứng dụng app tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh
- ·Móng Cái: 9 tháng, phát hiện 515 vụ/520 đối tượng vi phạm
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Hương Thủy: Tuyên dương giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học
- ·Nga bộc lộ điểm yếu ở Crưm, Ukraine lo bị tấn công vào ngày độc lập
- ·Trường Đại học chủ trì chấm thi không mâu thuẫn với mục đích của kỳ thi
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·ĐH Huế tuyển hơn 1.000 chỉ tiêu theo phương thức xét kết quả học bạ đợt 2
- ·Bắt giám đốc công ty liên quan vụ xuất khẩu 21 container quặng
- ·NHNN thúc giục các ngân hàng niêm yết cổ phiếu
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Nga cáo buộc Ukraine đầu độc binh lính, làm việc cùng LHQ để xuất khẩu thực phẩm
- ·Ngân hàng đòi nợ: Chênh vênh lỗ hổng pháp lý
- ·Thâm Quyến áp lệnh bán phong tỏa vì Covid
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Trên 30% học sinh THCS không tiếp tục học lên THPT
- ·Người đàn ông gây náo loạn gần trụ sở quốc hội Mỹ rồi tự sát
- ·Chỉ còn 3 trường Công an nhân dân tuyển sinh năm 2019
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·HSBC: Lạm phát đã chạm đáy trong tháng 1
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Hương Trà: 44/64 trường đạt chuẩn Quốc gia
- ·Thuốc Vitamin A liều cao không rõ nguồn gốc được rao bán tràn lan, nhiều mức giá
- ·Nam Đông, top đầu quốc gia về số trường đạt chuẩn
- ·Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- ·Xem phi công Ukraine phóng tên lửa chống bức xạ từ tiêm kích MiG
- ·Ốc Thanh Vân kể chuyện cho con du học tại chỗ
- ·Xe tải đâm xe buýt ở Nga, 15 người tử nạn
- ·Chuyên Gia AI
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/11: Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều