您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
【lịch can cup】Trường học lúng túng khi bắt đầu dạy môn tích hợp
Ngoại Hạng Anh38人已围观
简介Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là tiếp tục triển khai chương trình và SGK ...
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là tiếp tục triển khai chương trình và SGK mới ở lớp 2 và lớp 6,ườnghọclúngtúngkhibắtđầudạymôntíchhợlịch can cup trong đó ở lớp 6 xuất hiện một số môn học mới là môn tích hợp Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên (Vật lý – Hóa học – Sinh học).
Giáo viên bối rối
Thầy Nguyễn Văn Lực là giáo viên dạy Lịch sử và Giáo dục công dân ở Trường THCS Diên Khánh (Khánh Hòa). Năm nay, thầy Lực được phân công dạy Lịch sử lớp 6.
Thầy giáo này cho biết đang soạn giáo án chuẩn bị cho năm học mới sẽ bắt đầu từ ngày 13/9. Mặc dù Lịch sử được thiết kế nằm trong môn tích hợp Lịch sử và Địa lý, tuy nhiên vì trường của thầy đủ giáo viên nên mỗi giáo viên sẽ phụ trách một phân môn riêng.
Chưa được tham gia một lớp bồi dưỡng nào về dạy theo chương trình mới, thầy Lực nói khá lo lắng trước những tiết học có nội dung của cả hai môn học Lịch sử và Địa lý.
Năm học này, chương trình và SGK mới được triển khai ở lớp 6. Ảnh: Thanh Tùng |
“Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, với môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.
Như vậy có thể hiểu giáo viên môn nào vẫn phụ trách phần của môn đó.
Tuy nhiên, nhiều nội dung môn Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và ngược lại nên giáo viên phải có kiến thức cả về Lịch sử và Địa lý mới chuyển tải tốt nội dung tích hợp này. Nhưng có bao nhiêu thầy cô có cả kiến thức chuyên môn về cả 2 môn?
Đây chính là băn khoăn của giáo viên chúng tôi. Hiện nay hầu hết giáo viên được đào tạo để dạy đơn môn mà nay phải dạy môn tích hợp nên các thầy cô chưa được tập huấn sẽ có khó khăn nhất định” – thầy giáo này chia sẻ.
Một giáo viên dạy Sinh học ở TP.HCM cho biết trường của mình vẫn bố trí nhiều giáo viên để dạy môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6. Giáo viên này nhìn nhận đây là sự sắp xếp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại, khi các giáo viên dạy đơn môn chưa kịp học thêm hay bồi dưỡng thêm về dạy tích hợp.
“Bây giờ nếu bảo tôi dạy cả những nội dung về Vật lý hay Hóa học thì vẫn có thể được nhưng thú thật là sẽ chỉ qua loa thôi, không thể vững vàng như các thầy cô được đào tạo về các môn học này. Điều này sẽ thiệt thòi cho học sinh. Có thể năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chưa thể dạy tích hợp như mục tiêu của Bộ GD-ĐT đề ra, nhưng tới đây nếu Bộ không có giải pháp cụ thể hơn về giáo viên thì tôi cho rằng môn Khoa học tự nhiên sẽ vẫn chỉ như phép cộng của 3 môn Lý - Hóa - Sinh, mà lại còn rối rắm hơn cách dạy học trước đây”.
Hiệu trưởng loay hoay tìm giải pháp
Hiệu trưởng một trường THCS ở Nghệ An cho hay bản thân lúng túng trong việc phân công giáo viên dạy tích hợp. Theo vị này, nếu muốn giáo viên dạy theo mạch kiến thức của chương trình, hết chủ đề này rồi đến chủ đề khác thì không thể đủ giáo viên dạy cho các lớp.
“Hiện nay, trường đang gặp phải cảnh thiếu giáo viên nên việc bố trí càng bị động, do đó, việc triển khai 2 môn tích hợp ở lớp 6 là Khoa học tự nhiên và Lịch sử và Địa lý rất khó khăn”.
Để đảm bảo chất lượng, trường đang bố trí 3 giáo viên dạy một môn Khoa học Tự nhiên.
Còn môn Lịch sử và Địa lý, do quá thiếu giáo viên Lịch sử nên trường này bố trí giáo viên môn Địa lý dạy luôn.
Một khó khăn nữa là khi bố trí các chủ đề, dẫn tới các hiện tượng không khớp theo mạch tiến độ logic của chương trình. Ví dụ, môn Sinh học 2 tiết, một Hóa học 1 tiết, môn Vật lý 1 tiết, có thể khiến khi học một chủ đề thì ở một môn nào đó kiến thức của học sinh chưa tới.
Theo vị hiệu trưởng này, sắp xếp thời khóa biểu là cả một bài toán khó ở trường. Nếu thực hiện theo yêu cầu dạy đúng tuần tự, việc xếp thời khóa biểu là vô cùng gian nan. Bởi phải căn cứ vào số lượng giáo viên bộ môn theo khối lớp, hoàn cảnh, điều kiện của từng giáo viên.
“Ngoài ra phải phân công sao cho nhịp nhàng giữa các bộ môn tích hợp. Nếu bố trí theo mạch của một lớp thì lấy đâu ra giáo viên để dạy các lớp khác”, thầy này nói.
Song, bố trí dạy học là một chuyện, khâu khó khăn và lúng túng nhất là việc kiểm tra và đánh giá học sinh.
“Khi kiểm tra định kỳ buộc phải làm đề chung, như vậy để xây dựng 1 đề thì phải 3 giáo viên cùng làm, rồi 3 giáo viên cùng chấm. Rồi bố trí phân công cho giáo viên nào vào điểm, đánh giá. Rồi với một môn mà 3 giáo viên dạy thì cả 3 cùng chịu trách nhiệm, nhưng ai chịu trách nhiệm lời phê và ký trong học bạ; đó cũng là cả một vấn đề”, vị này nêu vấn đề.
Nói về chất lượng thực chất dạy học tích hợp, vị này chia sẻ: “Không hiểu tích hợp để làm gì khi thực chất sách giáo khoa vẫn chia các phân môn độc lập với các mạch kiến thức riêng. Như môn Toán có Hình học và Đại số thì giờ môn Khoa học tự nhiên cũng tương tự như vậy, gồm các phân môn Hóa học, Sinh học, Vật lý. Có thể hình dung trước đây in 3 sách thì giờ in gộp vào 1 sách”.
Hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội cũng đồng tình với những nhận định này.
“Thực tế, hiện nay chưa đảm bảo đúng được tinh thần tích hợp, dạy học theo kiểu cuốn chiếu, bởi trường vẫn bố trí nhiều giáo viên dạy một môn Khoa học tự nhiên. Giáo viên chưa kịp học các bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ cần có để dạy tích hợp” - hiệu trưởng này nói.
Với số giáo viên đang có ở Học kỳ I (tính cả số nghỉ sinh...), trường này đang chia mỗi tuần 2 tiết với giáo viên Sinh, 1 tiết do giáo viên Hóa học và 1 tiết do giáo viên Vật lý đứng giờ Khoa học tự nhiên.
Ở môn Lịch sử và Địa lý, trường khá may mắn khi 1 giáo viên có cả 2 bằng chuyên môn về Lịch sử và Địa lý.
“Ở học kỳ I, 1 giáo viên có 2 bằng nhận 3 lớp. 3 lớp còn lại thì đang phải chia thời khóa biểu mỗi tuần 2 tiết do giáo viên dạy Lịch sử trước đây dạy, 1 tiết giáo viên dạy Địa lý trước đây đứng lớp. Sau đó 9 tuần, tức nửa học kỳ thì sẽ đổi lại, 2 Địa lý, 1 Lịch sử để đảm bảo chương trình”.
Khi kiểm tra giữa kỳ, đề thi sẽ được xây dựng theo tỷ lệ số tiết học của các phân môn đã được dạy. “Sau đó các giáo viên sẽ phải ngồi thêm với nhau để họp đánh giá chung cho môn chung là Khoa học tự nhiên hoặc Lịch sử và Địa lý. Rồi còn phân công người vào điểm, nhận xét học bạ, bởi về quy định chỉ được phép 1 người dạy môn học chứ không thể ghi 2 giáo viên - đây chỉ là cách chữa cháy”.
Vị này cho hay, qua trao đổi, nhiều đồng nghiệp của bà cũng đang gặp tình trạng tương tự.
Chỉ khi có giáo viên có đủ năng lực, trình độ, tính pháp lý đứng lớp thì mọi việc mới hết rối rắm. Tuy nhiên, đây là câu chuyện đào tạo lâu dài.
Phương Chi – Đông Hà
'Khan hiếm' giáo viên dạy tích hợp theo chương trình mới
Sau 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, mặc dù nhận thấy đây hướng đi đúng đắn, nhưng các địa phương đều thừa nhận việc triển khai chương trình còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên.
Tags:
相关文章
Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
Ngoại Hạng AnhNgày 25/8, Công an thành phố Vinh (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với c& ...
阅读更多Bình Thuận kiến nghị mở tuyến nối cao tốc Vĩnh Hảo
Ngoại Hạng AnhBình Thuận kiến nghị mở tuyến nối cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vào nội thành ...
阅读更多Tai nạn xe container chở cuộn thép 20 tấn lao xuống hồ nước bên đại lộ ở TP.HCM
Ngoại Hạng AnhXe container chở cuộn thép 20 tấn lao xuống hồ nước ven đại lộ Nguyễn Văn Linh ...
阅读更多
热门文章
- Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- Trước khi nghỉ hưu người lao động có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Mưa mù giăng kín, người dân Hà Nội chật vật tìm lối thoát ùn tắc
- Cô gái bị nhóm tín dụng đen ép ký giấy vay nợ 1,8 tỷ đồng thay bạn trai
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- Người dân thủ đô vượt rét đổ về phủ Tây Hồ lễ tạ ngày Rằm tháng Chạp
最新文章
-
Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
-
‘Đua tiến độ’ 150 ngày ở công trường đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành
-
Kết thúc kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, cửa ngõ về Hà Nội lại chật ních xe cộ
-
Va chạm với xe tải, cháu trai lớp 1 tử vong, bà ngoại xây x
-
Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
-
Cảnh sát PCCC Hà Nội 'đi từng nhà' vận động cắt lồng sắt, mở lối thoát nạn
友情链接
- Những pha lật kèo mua bán nhà đất online khiến môi giới vã mồ hôi
- Dự án Sơn Đồng Center
- Gia chủ quanh năm thư thái nhờ thiết kế căn hộ Vintage màu xanh mint
- Nhà đầu tư tìm cơ hội ở cung đường ven biển mới nổi
- Thủ tướng chỉ đạo về dự án 29ha khu đô thị quốc tế Đa Phước
- Quyết giật sập 39 cao ốc xây trái quy hoạch của China Evergrande
- Trải nghiệm homestay đẹp lung linh với thiết kế độc lạ và ấm cúng
- Đại đô thị phía tây Hà Nội thu hút cư dân quốc tế
- Hà Nội khan hiếm căn hộ giá bình dân
- The Arena