【keonhacai keo hay】9x dừng công việc 'có tương lai', bỏ tiền túi học MBA trường kinh doanh top 8 thế giới
Trường Kinh doanh Judge (CJBS),ừngcôngviệccótươnglaibỏtiềntúihọcMBAtrườngkinhdoanhtopthếgiớkeonhacai keo hay Đại học Cambridge là trường về kinh doanh và quản lý top 8 thế giới năm 2021 (theo QS ranking – Business and management studies 2021). Đây cũng là trường có hệ sinh thái số 1 về khởi nghiệp trong các trường đại học ở châu Âu.
Kiến thức học ở đại học chỉ áp dụng được 10%
Khi đang là sinh viên năm thứ tư của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Phạm Trung Linh đã thực tập và có cơ hội việc làm ở một số công ty thuộc Big4 và BDO Malaysia (một trong những công ty kiểm toán lớn trên thế giới).
Dù sớm có thành quả, nhưng Phạm Trung Linh thẳng thắn cho rằng những kiến thức cậu đã học chỉ áp dụng được khoảng 10% ở môi trường công việc thực. Theo Linh, tự học là yếu tố rất quan trọng.
Khi đang là sinh viên năm thứ tư, Phạm Trung Linh đã thực tập và có mời lời làm việc ở nhiều công ty kiểm toán hàng đầu |
“Mình thấy với ngành này thì kiến thức có thể học nhanh từ rất nhiều chương trình trực tuyến, học trong quá trình làm việc.
Ví dụ trong quá trình làm việc, mình đã phải khởi đầu và xây dựng bộ phận phân tích dữ liệu số lớn cho BDO ASEAN cùng với sếp cũ của mình từ PwC Singapore về. Mình phải tự học về lập trình, số học, dữ liệu lớn.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, mình cũng phải tự bù đắp về chuẩn mực kế toán thế giới hay cách vận hành chuỗi cung ứng doanh nghiệp, hoặc tự động hóa, số hóa doanh nghiệp…. Những kiến thức đó chỉ được dạy một phần rất nhỏ trên trường, nên muốn phát huy và thành công trong công việc thì cần phải năng động và tự học ”.
Nói về kết quả đạt được khi vẫn còn ngồi trên giảng đường, Linh cho rằng bí quyết của cậu là “biết mình muốn đi đâu, làm gì, có được một hướng đi đúng đắn về con đường phát triển sự nghiệp, tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước và cố gắng hết mình để thực hiện kế hoạch đã đề ra”.
Còn khi sẵn sàng tham gia những "cuộc chơi lớn", Linh chia sẻ “bản thân mình là con người mạo hiểm theo đúng phương châm “Chỉ cần không chết là sẽ vẫn làm”, nên khi có cơ hội thì sẽ chớp lấy dù có thể là rất mạo hiểm.
Nhìn lại chặng đường từ ngày mới vào đại học, khi một câu Tiếng Anh hoàn chỉnh còn nói không sõi, Linh nhận thấy 9 năm qua mình đã đi được thật xa.
"Ngay khi ra trường, mình đã ra nước ngoài, và bất ngờ hơn là làm được những thứ mình chưa bao giờ nghĩ tới như thành lập và xây dựng phòng phân tích dữ liệu lớn cho một công ty kiểm toán đứng thứ 5 thế giới tại các văn phòng Đông Nam Á, là đại diện của BDO Malaysia trong hội nghị châu Á - Thái Bình Dương trước các giám đốc từ Anh, Nga, Úc, Singapore, Trung Quốc… Mình cũng làm việc cùng luật sư trong những vụ kiện xuyên quốc gia, tham gia điều tra gian lận để sa thải các CEO hay ban giám đốc như trong phim Tố tụng (Suit), giúp đỡ các doanh nghiệp đa quốc gia cải thiện hoạt động của họ ở Đông Nam Á".
Quá trình làm tại Malaysia và các nước Đông Nam Á khác đã mở ra cho Linh cơ hội để thay đổi tư duy, góc nhìn của mình để dần trở thành một công dân toàn cầu, sống và làm việc trong môi trường đa văn hóa với đồng nghiệp từ nhiều nước trên thế giới.
Phạm Trung Linh đang học MBA tại Trường Kinh doanh Judge (CJBS), Đại học Cambridge – Trường về kinh doanh và quản lý top 8 thế giới năm 2021 (theo QS ranking – Business and management studies 2021). Đây cũng là trường có hệ sinh thái số 1 về khởi nghiệp trong các trường đại học ở châu Âu |
Hiện tại, khi trở thành học viên của CJBS, Linh cũng thể hiện khả năng của mình rất tốt.
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi có mặt ở đây, Linh đã góp phần gắn kết các chương trình học ở đại học Cambridge với hệ sinh thái của cả khu vực Cambridge và Sillicon Fens, vượt qua 115 đội từ các trường kinh doanh hàng đầu như Harvard, Wharton, London Business School, INSEAD, Chicago Booth để trở thành Á quân của cuộc thi xây dựng sản phẩn (INSEAD Product Game). Đây là cuộc thi do trường kinh doanh nổi tiếng - INSEAD tổ chức với sự trợ giúp của lãnh đạo các công ty công nghệ hàng dầu thế giới như Google, Facebook (Meta), Dropbox…
Không quan trọng thời gian, quan trọng là nơi mình học
Sau 5 năm làm việc ở BDO Malaysia với vị trí trưởng nhóm cấp cao, và có cơ hội trở thành giám đốc của bộ vận tư vấn quản trị của BDO ở Việt Nam trong vài năm, Phạm Trung Linh quyết định dừng lại để đi học.
Linh chia sẻ “Covid 19 thực sự giúp mình nghĩ lại về những gì mình muốn đạt được trong cuộc sống, bản thân mình từ lúc còn trong trường đại học, rất muốn góp phần xây dựng cho Việt Nam những thương hiệu có tiếng trong khu vực và xa hơn là quốc tế.
Công việc hiện tại của mình rất tốt, tuy vậy để đạt được những gì mình ước mơ thì mình cần nhiều cơ hội, kinh nghiệm, quan hệ và kiến thức, kĩ năng hơn.
Cũng như nhờ các khoản đầu tư chứng khoán của bản thân hay bất động sản của gia đình, mình có đủ điều kiện để quyết định đi học MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh)".
Linh cho biết quá trình chuẩn bị nộp hồ sơ chỉ trong vài tháng, thời gian đó cậu làm tư vấn nên thường bận đến 2-3h sáng, không có thời gian chăm chút nhiều.
“Nếu có nhiều thời gian hơn, mình rất muốn nộp Stanford và Harvard. Tuy nhiên, mình hài lòng với sự lựa chọn hiện tại vì thấy Cambridge rất phù hợp cả về thời gian học và chi phí”.
Nhận xét về việc nhiều bạn trẻ học kinh tế xong sớm chuyển qua học MBA, Linh cho biết bản thân cậu không quan trọng là khi nào học mà là học trường nào.
“Ngoài chương trình học, cơ hội học tập với các giáo sư nổi tiếng, danh tiếng của trường thì phải suy xét đến bạn cùng lớp, cùng trường – cái đấy rất quan trọng và chỉ trường top mới có. Thứ hai là trường tốt có mạng lưới quan hệ và uy tín với các nhà tuyển dụng thì mới giúp cho sự nghiệp của mình” – Linh nhận định.
Phạm Trung Linh (thứ hai từ phải sang) và bạn học tại Cambridge trong tiệc tất niên |
Linh cũng cho biết để vào được các trường top về kinh doanh, đòi một số năm kinh nghiệm nhất định, thường là 5 năm.
“Ở CJBS, trung bình độ tuổi đi học là 31, nên mình cũng thuộc dạng rất trẻ trong lớp. Bạn học cùng trường ở đây có những người còn là tỷ phú, nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu, hay các nhà khởi nghiệp với doanh nghiêp được định giá tỉ đô, các giám đốc toàn cầu của những doanh nghiệp mình ngưỡng mộ từ lâu như Playstation, Sony… Tiếp xúc với họ, tư duy mình được mở rộng vì họ có thể nói đến những vấn đề mà mình không thể suy nghĩ đến, giúp mình định hình được những kế hoạch 5 năm, 10 năm, để nắm được những cơ hội lớn hơn” - Linh nói.
Phương Chi
Thủ khoa người Việt trúng tuyển Tòa án Tối cao Singapore
Trúng tuyển vào ngành Luật của SMU rồi trở thành Thư ký Luật của Toà án Tối cao Singapore, Nguyễn Sinh Vương đã làm được những điều mà rất ít người nước ngoài có thể làm ở Đảo quốc Sư tử.