【kèo nhật bản hôm nay】Kiến nghị điều tra chống bán phá giá sợi Filament: Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

时间:2025-01-25 23:05:09来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín

kien nghi dieu tra chong ban pha gia soi filament tao moi truong canh tranh lanh manh

Cần có môi trường cạnh tranh công bằng để DN sản xuất sợi trong nước nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh: S.T

Sự việc này đặt ra một số vấn đề liên quan đến việc bảo hộ sản xuất trong điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu của cuộc chơi hội nhập.

DN sợi khó khăn vì chênh lệch giá

Lý do Hiệp hội Bông Sợi có kiến nghị trên là do trong nhiều năm qua tồn tại hiện tượng bán phá giá đối với các mặt hàng sợi filament NK vào Việt Nam (với 2 mã hàng 5402.33 và 5402.47) từ các quốc gia,ếnnghịđiềutrachốngbánphágiásợiFilamentTạomôitrườngcạnhtranhlànhmạkèo nhật bản hôm nay vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia. Trong khi đây là các sản phẩm mà DN Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời có sản phẩm XK. Sự cạnh tranh không công bằng này đã và đang khiến các DN sản xuất sợi trong nước gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc phải bán dưới giá thành sản xuất để giữ thị phần trong nước.

Như vậy, nếu vụ kiện này được khởi xướng điều tra thì đây sẽ là vụ kiện phòng vệ thương mại chống bán phá giá thứ 3 của Việt Nam và là vụ kiện đầu tiên trong năm 2015.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, đã nhận được công văn kiến nghị của Hiệp hội Bông Sợi và sẽ có những bước đi phù hợp hỗ trợ cho các DN sản xuất bông sợi của Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.

Trên thực tế, việc phát triển ngành sản xuất sợi là một phần quan trọng trong lời giải cho vấn đề "thắt nút cổ chai" của chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam cơ bản hoàn tất đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định TPP và các hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, sự việc này nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía các DN cũng như các chuyên gia kinh tế.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Dệt Vĩnh Phú, việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá nếu làm được sẽ rất tốt cho các DN sản xuất, vì đối với sản xuất trong nước, hiện nay nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu là phụ thuộc vào NK. Nếu các nước bán phá giá các mặt hàng này ở Việt Nam thì sẽ làm dịch chuyển tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng đến các DN kéo sợi nói chung và những đơn vị sản xuất mặt hàng đó nói riêng cũng như làm giảm giá của nhiều mặt hàng khác.

Thực tế, việc gia nhập TPP trong thời gian tới sẽ đem lại nhiều cơ hội cho ngành Dệt may, song thách thức đến từ quy tắc “từ sợi trở đi” là vô cùng lớn, vì vậy, việc hỗ trợ cho ngành sản xuất sợi nhằm đáp ứng nguồn nguyên phụ liệu trong nước là điều cần thiết lúc này.

Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, Việt Nam đang khuyến khích các DN đầu tư vào công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, như là sản xuất xơ, sợi. Nếu có xơ sợi sản xuất trong nước thì tham gia TPP sẽ rất có lợi cho sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Hiện nay giá thành sợi của Việt Nam cao so với giá các nước là do mình mới đầu tư sản xuất, nhưng cũng có thể có cả yếu tố bán phá giá, tuy nhiên điều này chưa khẳng định được. Kết luận bán phá giá hay không phải có sự điều tra xem DN của họ đã đảm bảo đủ các yếu tố chi phí hợp lý chưa. Trong quá trình hội nhập, các đơn vị đầu tư làm công nghiệp phụ trợ sẽ khó khăn, cần có sự chia sẻ mới phát triển được, nếu không sẽ không bao giờ có có xơ sợi của Việt Nam, ông Dũng nhận định.

Không được mâu thuẫn với cam kết thương mại

Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng phòng vệ thương mại là lợi ích chính đáng của các DN, đồng thời việc Nhà nước có sự hỗ trợ cho các DN trong thời gian đầu phát triển, giúp DN có thể tồn tại được là điều cần thiết, tuy nhiên sự hỗ trợ này không được mâu thuẫn với những cam kết mà mình đã ký khi gia nhập WTO cũng như tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do khác.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Viên trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, về nguyên tắc, DN trong nước thấy hàng NK có những yếu tố bất lợi, vi phạm luật, bán giá quá rẻ… thì DN có căn cứ để kiện. Về phía cơ quan Nhà nước phải xem xét công minh, phải tìm hiểu, xác minh giá bán của hàng NK, giá thành của DN trong nước là bao nhiêu, có bị ảnh hưởng, thua thiệt lớn không, từ đó mới có thể đưa vụ kiện ra xem xét.

“Nếu giá thành cao là do công nghệ lạc hậu, năng suất thấp thì DN phải chịu thiệt, còn nếu công nghệ của DN đạt được mức cần thiết, năng suất không đến nỗi nào, trong khi hàng NK tràn lan làm cho DN thua thiệt thì thì cơ quan quản lý phải đứng ra xem xét”, ông Nam nêu ý kiến.

Nhiều ý kiến cho rằng giá thành sản phẩm của các DN trong nước cao là do năng lực sản xuất thấp, và điều này các DN phải tự khắc phục, không thể mãi trông chờ vào các biện pháp phòng vệ thương mại, vào sự bảo hộ của Nhà nước. Đồng thời các DN phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị xóa sổ trong xu thế hội nhập.

Đồng tình với điều này, song ông Nguyễn Văn Nam cho rằng, phải xem xét từng ngành hàng cụ thể. Có những ngành hàng bảo hộ lâu làm cho nó sa sút thì phải kiên quyết bỏ, ví dụ như ngành mía đường, nhưng còn ngành sợi thì phải xem xét vì nó mới hình thành, lại đòi hỏi về vốn, công nghệ, Chính phủ phải có biện pháp hỗ trợ cho họ về công nghệ, vốn, chính sách, trong đó có chính sách về kiểm soát NK để giúp họ có chỗ đứng.

“Nhưng những biện pháp này phải xem xét cẩn thận và có thời hạn. Chính phủ phải giúp đỡ trong giai đoạn đầu khi DN gặp khó khăn, để DN vươn lên cạnh tranh chứ không bảo hộ lâu dài. Trong thời gian ấy, DN cũng phải chủ động nâng cao trình độ, công nghệ. Vai trò của DN là chính nhưng cũng không nên để DN tự bơi, vì một mình DN không thể tự lo được, rất cần vai trò của Chính phủ, của Hiệp hội DN”, ông Nam nhấn mạnh.

相关内容
推荐内容