Thiếu thông tin Thu nhập của đa số người lao động di cư phi chính thức ở mức thấp,độngdicưphichínhthứccònthờơvớibảohiểmxãhộđội hình villarreal gặp real madrid thiếu ổn định, phải ưu tiên trang trải cho các khoản cơm, áo gạo tiền nên chưa quan tâm đến Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH)… Kết quả nghiên cứu của Mạng lưới hành động vì lao động di cư (M.net) cho thấy, lao động di cư có thu nhập trung bình chỉ đạt 2,2 đến 2,5 triệu/tháng, đa số làm công việc đơn giản trong khu vực kinh tế phi chính thức, không có hợp đồng lao động, không tham gia BHXH, BHYT… Chưa kể, nhóm đối tượng này còn gặp nhiều bất lợi khi sống tại các thành phố lớn như mức chi phí sinh hoạt cao, các khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp không đảm bảo an ninh... | Công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định khiến người lao động ít có cơ hội tiếp cận với bảo hiểm xã hội. ảnh:MĐ |
Chị Huê, quê Thái Bình làm nghề bán hàng rong trên Hà Nội đã được hai năm, chị cho biết: “Những người lao động như chúng tôi lên thành phố làm thuê cũng rất muốn tham gia bảo hiểm y tế nhưng mà tôi cũng không rõ muốn mua thì mua ở đâu, cần thủ tục gì, mua được rồi thì chúng tôi được hưởng những quyền lợi gì”. Trong khi đó, chị Nhung quê Phú Thọ cũng có chung tâm sự. Công viêc của chị là bán bún đậu vào các buổi sáng, trưa, tối, lúc rảnh ra thì nhận thêm giúp việc nhà. Để tiết kiệm chi phí, chị thuê trọ với một nhóm 8 người trong căn phòng chật chội đều là những người lao động cũng từ các tỉnh lẻ lên Hà Nội làm thuê. Chị bảo, phòng trọ miễn sao có chỗ ngủ buổi tối là được nên chật chội một tý cũng cố chịu, nhiều khi ốm đau mà không dám đi khám vì không có thẻ bảo hiểm y tế, muốn mua nhưng không có tạm trú tạm vắng ở đây nên không mua được mà phải về quê. Vẫn còn nhiều bất cập Theo kết quả nghiên cứu công bố năm 2015 của Viện Khoa học BHXH với 711 người lao động phi chính thức tại Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Đồng Nai thì 22,5% không biết được quyền mua BHYT một cách tự do, 16,6% không biết chỗ mua ở đâu? Trước đó, khảo sát của Viện LIGHT (Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng) với 120 lao động di cư bán hàng rong và đồng nát tại Hà Nội cũng cho thấy, nhu cầu của nhóm đối tượng này đối với việc mua bảo hiểm xã hội cũng tương đối cao, trong đó nhu cầu với dịch vụ tư vấn, tham gia BHYT là 48,1%, dịch vụ tư vấn tham gia BHXH là 25,2% . Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin tương ứng với hai loại dịch vụ này là 16,4% với 8,6%. Kết quả nghiên cứu năm 2015 của Viện Khoa học BHXH cũng cho thấy người lao động chưa tham gia BHYT là do chưa tin tưởng vào chế độ BHYT chiếm tới 77,4%. Gần 50% người trả lời cho biết họ chưa tham gia BHYT vì khi có thẻ vào viện thì vẫn mất nhiều tiền, hay nói cách khác gánh nặng tài chính do ốm đau bệnh tật từ việc tham gia BHYT không giảm đáng kể nên họ chưa muốn mua BHYT. Trong số đó, có tới 16,5% cho rằng khi ốm sẽ đến phòng khám tư vì không phải chờ lâu và thái độ của nhân viên y tế tốt hơn. Bà Nguyễn Châu Giang, Điều phối viên Mạng lưới hành động vì lao động di cư (M.net) cho rằng, lao động di cư là vấn đề rất lớn và đáng quan tâm hiện nay, nó không chỉ về lao động mà còn là vấn đề an sinh xã hội, an ninh trật tự cũng như quản lý về mặt nhân khẩu. Theo bà Giang, có quá nhiều khác nhau, quá nhiều sự phân biệt với nhóm lao động di cư, thậm chí nhóm này còn được xem là nhóm đối tượng dễ bị bỏ quên. Trong thời gian tới, mục tiêu của công tác an sinh là cần triển khai bằng các chính sách cụ thể, thực tế và công bằng hơn cho người lao động, đặc biệt là nhóm di cư được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Đồng quan điểm, TS. Ngô Thị Ngọc Anh, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng cho rằng, lao động di cư không hiểu rõ về lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT nên thờ ơ với các chính sách này. Thậm chí, ngay cả khi họ quan tâm tới những vấn đề này thì họ cũng không biết tìm kiếm thông tin ở đâu và thủ tục phải hoàn thành như thế nào. Cũng theo TS Ngọc Anh thì việc quy định đăng ký mua BHYT theo hộ gia đình hiện nay là rào cản rất lớn đối với nhóm đối tượng lao động di cư phi chính thức. Do đó, chính sách an sinh cần cởi mở hơn, có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với nhóm lao động di cư./. Mai Đan |