| Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề Mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Ảnh: Hải Anh |
Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm Trong cơ chế thị trường, do thu nhập nghề thấp, bấp bênh nên lao động trong các làng nghề hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra các đô thị lớn tìm việc làm, hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Do đó, công tác, truyền nghề không được phát triển tốt, dẫn tới số lượng nghệ nhân, thợ nghề giỏi ở các làng nghề dần bị mai một. Bên cạnh đó, công nghệ thiết bị phục vụ sản xuất của các làng nghề phần lớn lạc hậu, thủ công và bán cơ khí; mẫu mã đơn điệu, chậm thay đổi, kém sức cạnh tranh. Chưa tạo được các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa lớn, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất chưa chủ động được, chưa có quy mô tập trung. Các cơ sở sản xuất của các làng nghề gặp nhiều khó khăn nhất là tiếp cận vay vốn, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao tay nghề; nội tại yếu, năng lực cạnh tranh rất thấp... Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đang bị xuống cấp, sự phát triển “nóng” của các làng nghề thời gian qua dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề và sản phẩm làng nghề khi xuất khẩu. Nghệ nhân Lê Văn Nguyên, làng nghề thêu Khoái Nội, Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội chia sẻ về mong muốn: Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm sớm có chính sách đặc thù đề xuất hóa đơn bán hàng tại thị trường nội địa cho những khách hàng là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Vì quy định hiện hành về chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào để có hóa đơn đang khiến các nghệ nhân làng nghề gặp khó về thủ tục này. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề Mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội chia sẻ: “Để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống đề nghị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các làng nghề và các nghệ nhân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, cần quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đội ngũ kế cận ở các làng nghề hiện nay”. Chính sách hỗ trợ thợ giỏi và nghệ nhân Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Thành phố là cái nôi của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Với 6/7 nhóm nghề, bao gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 69 làng nghề; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 22 làng nghề; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 197 làng nghề; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 13 làng nghề; xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn có 16 làng nghề; dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn có 5 làng nghề. Và có hàng trăm nghệ nhân Nhân dân và nghệ nhân ưu tú. Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dẫn, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn. Sự phát triển của làng nghề còn tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề đều khẳng định, cùng với sự đổi mới của đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã góp phần quan trọng để các làng nghề, sản phẩm nghề truyền thống có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng gia đình nghệ nhân, thợ giỏi, tạo việc làm ổn định cho nhiều người; các làng nghề có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân làng nghề được nâng lên. Các làng nghề truyền thống của Hà Nội muốn tiếp tục phát triển thành công hơn nữa rất cần sự ủng hộ, hỗ trợ từ các chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước, nhất là an sinh xã hội và tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; phát huy các sáng kiến trong lao động, sản xuất; hỗ trợ các nghệ nhân, thợ giỏi tận dụng các nguồn nguyên liệu ở địa phương để sản xuất các sản phẩm truyền thống; phát triển hơn nữa việc truyền nghề, dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ... Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh cho biết: “Trước thực trạng nhiều lao động làng nghề có thu nhập ổn định, thậm chí là tương đối cao so với mặt bằng chung của công nhân lao động, có người thậm chí đã mua bảo hiểm nhân thọ trị giá hàng chục triệu đồng nhưng vẫn không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do đó, cần thiết kế các gói đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện linh hoạt hơn, thời gian ngắn hơn, tăng tính hấp dẫn về quyền lợi, mở rộng diện hỗ trợ về thai sản cho lao động nữ… để ngày càng có nhiều lao động làng nghề dễ dàng tiếp cận và tham gia”. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: “Làng nghề vừa mang tính kinh tế-xã hội, vừa có tính lịch sử, văn hóa. Do đó, đây không những là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn là góp phần bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần ổn định của người dân, cộng đồng. Bộ trưởng đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị các làng nghề, đặc biệt là những sản phẩm của nghệ nhân và thợ giỏi”. |
| Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ | | Sản phẩm OCOP, sứ giả hàng Việt |
|