Đó là yêu cầu của Tổng cục Hải quan với các cục hải quan các tỉnh, thành phố trong việc xử lý phân loại đối với mặt hàng không dệt từ filament nhân tạo.
Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, để phân loại mặt hàng này cần căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và Thông tư số 103/2015/TT- BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của Viện Dệt may thì sợi filament nhân tạo khi bị cắt ngắn sẽ được gọi là xơ staple. Do vậy, mặt hàng vải không dệt sẽ được phân loại như sau:
Nếu mặt hàng vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi filament nhân tạo (tỷ lệ sợi filament nhân tạo nhiều hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.1x - - Từ sợi filament nhân tạo.
Nếu mặt hàng vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple (tỷ lệ sợi filament nhân tạo ít hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.9x - - Loại khác.
Mã số cụ thể tùy thuộc vào trọng lượng trên của từng mẫu hàng.
- Bộ trưởng Nội vụ: Đang chờ báo cáo về 'cả họ làm quan'
- ASEAN thúc giục sớm có COC
- Nói năng thô lỗ, Phó TGĐ Đường sắt day dứt
- Thủ tướng hội kiến Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong
- Thủ tướng: Vấn đề quan trọng với cuộc sống không lo thì sao được
- Tiềm lực quân sự Philippines nhận giúp đỡ từ Nhật Bản
- Xem Tây ngẫm ta: Choáng với 911 Mỹ
- Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc điều máy bay tiêm kích tới Biển Đông?
- Khiển trách Giám đốc sở mở tiệc trong giờ hành chính
- Chính phủ phân quyền cho TP.HCM 5 nhóm công việc