【bd luu 2】Thép kiện tự vệ: Doanh nghiệp được gì
Người bảo kiện, kẻ bảo đừng
Bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng Điều tra Phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương: |
Cho rằng sự gia tăng đột biến và bất thường của phôi thép và thép dài NK gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thép, cuối năm 2015, 4 DN lớn gồm Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Thép miền Nam, Công ty CP Thép Việt Ý, Công ty CP Thép Hòa Phát đã có đơn kiện đề nghị áp dụng tự vệ với sản phẩm phôi thép và thép dài NK vào Việt Nam. Mức thuế tự vệ mà các DN này đề nghị Bộ Công Thương áp dụng tạm thời với phôi thép là 45% và 33% đối với sản phẩm thép dài. Ngày 25-12-2015, Bộ Công Thương đã ra Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm này.
Theo các DN khởi kiện, việc áp dụng biện pháp tự vệ không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, giảm thất thu khoản lớn từ thuế NK, mà trước hết là để bảo vệ ngành luyện kim của Việt Nam trước nguy cơ bị xóa sổ và phải mất hàng chục năm sau mới có thể khôi phục. Không chỉ bảo vệ các DN sản xuất thượng nguồn, biện pháp này còn bảo vệ cả ngành sản xuất thép trong nước gồm cả DN cán thép, DN thương mại. Bên cạnh đó, với lượng phôi thép NK vào Việt Nam tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (gần 1,9 triệu tấn), trong đó lượng thép NK từ Trung Quốc chiếm hơn 2/3 với giá bán liên tục sụt giảm sâu, thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất trong nước, việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng sẽ ngăn chặn tình trạng thép NK ồ ạt.
Các DN khởi kiện cũng cho biết, việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng giúp duy trì ổn định đời sống của hàng triệu người lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành thép, bảo vệ ngành công nghiệp đầu tư từ thượng nguồn, tiết kiệm nguồn lực đã đầu tư của xã hội, có khả năng vực dậy các DN đã ngừng hoạt động, đang bên bờ vực phá sản.
Cái được đã rõ. Tuy nhiên, ngay sau khi quyết định điều tra được ban hành, 6 DN trong ngành thép gồm: CTCP thép Pomina, Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel, Công ty TNHH Nasteel-Vina, Công ty sản xuất Thép Úc SSE, CTCP thép Việt Đức, CTCP BCH đã gửi đơn đến Bộ Công Thương kiến nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép. Theo các DN này, lượng phôi thép NK năm 2015 dù lớn nhưng vẫn thấp hơn nhiều giai đoạn 2008 - 2010 và việc sản xuất phôi thép không chạy hết công suất là do vấn đề quy hoạch, cấp phép dẫn đến dư thừa công suất.
Phát biểu tại cuộc họp tổng kết Hiệp hội Thép vào tháng 1-2016, ông Lê Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ống thép Việt Đức tỏ rõ đồng tình với PVTM khi các nhà máy phôi lâm vào nguy cơ dư thừa sản phẩm, nhưng hiện nay sản phẩm không đủ đáp ứng. Việc mua phôi thép trong nước rất khó khăn, giá cao dẫn đến giá đến tay người tiêu dùng cao, làm người tiêu dùng bị thiệt hại. Hiện nay thuế NK phôi thép là 9%, nếu nâng lên gần 40% như đề xuất là không hợp lý. Theo đại diện Thép Việt Đức, các DN sản xuất phôi thép cần phải giảm chi phí, nâng cao năng lực. Những biện pháp PVTM là cần thiết và chính đáng, nhưng áp dụng vào lúc nào thì nên bàn bạc lại để có sự thống nhất, đảm bảo hài hòa quyền lợi, vì quyền lợi của DN này lại ảnh hưởng đến quyền lợi của DN khác. Theo ông Hải, 4 DN đi kiện, 6 DN phản bác lại là không nên, là mất đoàn kết, nhưng không kiện thì bản thân DN không biết lấy phôi ở đâu để sản xuất, trong khi còn phải lo cho hàng ngàn con người.
Coi trọng lợi ích toàn cục
Như vậy, trong vụ kiện PVTM này, cả hai bên đều có cái lý của họ và nếu các biện pháp tự vệ được áp dụng, rõ ràng sẽ có sự xung đột về quyền lợi giữa các DN. Trao đổi với Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng, phôi thép giá rẻ đã và đang NK ồ ạt vào Việt Nam, nếu không áp dụng các biện pháp tự vệ thì các DN sản xuất trong nước, đặc biệt là những DN làm khâu luyện thép (đầu tư sản xuất thượng nguồn) đều gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Toàn, các đơn vị thương mại hoặc cán thép thuần cho rằng nên để như hiện nay sẽ thuận lợi hơn, nhưng đó chỉ là sự thuận lợi trước mắt, về lâu dài thì không. Bởi, nếu không kịp thời ngăn chặn, đến lúc phần luyện thép của chúng ta bị “hỏng”, phá sản, tất cả các DN sản xuất cùng nhau đi nhập phôi về để cán thép thì lúc này ngành thép trở thành ngành đi cán thuê và các nước XK phôi thép sẽ dẫn dắt thị trường, giá nguyên liệu đầu vào sẽ do các nước XK chỉ đạo. Đại diện cho cộng đồng DN ngành thép, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng: Trước mắt, không áp dụng biện pháp tự vệ sẽ có lợi cho một số DN NK phôi thép, nhưng về lâu dài nếu ngành công nghiệp thép bị mất phần sản xuất thượng nguồn thì hậu quả vô cùng nguy hại. Chưa kể, về lâu dài nếu không có biện pháp ngăn chặn thì tất cả những sản phẩm thép khác của Trung Quốc như thép xây dựng cũng sẵn sàng đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam. Đến lúc đó, tất cả loại hình DN sản xuất thép có thể sẽ “chết” chứ không chỉ riêng DN sản xuất thượng nguồn.
Theo ông Sưa, trong bối cảnh hội nhập, tranh chấp thương mại xảy ra là việc bình thường. Việc kiện điều tra chống bán phá giá sẽ có những tác động khác nhau đối với những đối tượng khác nhau (DN sản xuất thượng nguồn, DN chỉ đơn thuần cán thép, hay DN thương mại) và các nhóm DN có ý kiến khác nhau cũng là bình thường. “Điều cơ bản là phải cân đối lợi ích, phải lấy lợi ích lâu dài, lợi ích chính yếu của ngành thép làm trọng”, ông Sưa nhấn mạnh. Theo đó, các DN trên cơ sở cân đối các lợi ích toàn cục và cũng như lâu dài, cần nắm lấy các cơ hội để tăng lợi nhuận của DN lên mức cao nhất.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bất kỳ một vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp PVTM nào trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều sẽ dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa các bên. Trong đó các bên được hưởng lợi là nhà sản xuất trong nước và các ngành công nghiệp thượng nguồn, đồng thời có các bên chịu thiệt hại là nhà NK và người tiêu dùng hoặc các ngành công nghiệp hạ nguồn. Đó là lý do các nước đều cân nhắc lợi ích kinh tế xã hội chung khi quyết định áp dụng một biện pháp PVTM nói chung.
Hiện nay vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và Bộ Công Thương đảm bảo mọi quy trình, thủ tục điều tra đều được tiến hành công khai, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của WTO cũng như pháp luật Việt Nam. Bộ Công Thương luôn ghi nhận mọi ý kiến bình luận, kiến nghị của các bên liên quan. Do đó, ý kiến phản đối việc áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép của 6 DN trong nước đã được Bộ ghi nhận và sẽ thể hiện trong nội dung kết luận điều tra.
Kinh nghiệm hỗ trợ DN khởi kiện tại Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, từ góc độ cơ chế, pháp luật và thực tiễn điều tra PVTM ở Hoa Kỳ tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc nộp đơn kiện cũng như trong quá trình tố tụng để có thể đạt kết quả tốt nhất trong các vụ việc này. Thứ nhất, liên quan tới các số liệu, dữ liệu không thể thiếu để chuẩn bị khởi kiện, DN Hoa Kỳ hoàn toàn có thể tiếp cận hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi tiết, cập nhật và chính xác của Hải quan Hoa Kỳ về XNK (tất nhiên theo một quy trình cụ thể và phải nộp phí truy xuất dữ liệu). Trên cơ sở các dữ liệu sẵn có này, rõ ràng là việc chuẩn bị chứng cứ và lập luận cho việc khởi kiện và theo kiện của DN dễ dàng hơn nhiều. Cũng nhờ các số liệu này, rủi ro liên quan tới thất bại trong vụ việc cũng được giảm thiểu bởi cơ quan điều tra khi đánh giá các chứng cứ do các bên xuất trình thường đánh giá cao các số liệu chính thức từ phía Hải quan Hoa Kỳ. Thứ hai, liên quan tới việc chuẩn bị Đơn kiện của các DN, Cơ quan quản lý NK của DOC (đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới điều tra PVTM của DOC) tổ chức một bộ phận riêng để giúp các DN rà soát, bình luận và hướng dẫn DN điều chỉnh, bổ sung các nội dung còn thiếu trong Dự thảo Đơn kiện trước khi Đơn kiện được chính thức nộp cho DOC. Cách thức này hỗ trợ rất đắc lực cho các DN khởi kiện bởi họ có thể yên tâm rằng các Đơn kiện một khi được chính thức nộp hầu như không còn sai sót gì và việc một vụ điều tra được khởi xướng sau đó sẽ hầu như chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong cả quá trình tiền tố tụng và giai đoạn tố tụng điều tra, các DN nguyên đơn cũng được tạo điều kiện tối đa, gián tiếp thông qua những lợi thế trong thực hiện các quy trình, điều kiện tố tụng và thời hạn so với các nhà XK bị đơn. Trong khi đó các bị đơn nước ngoài thường gặp rất nhiều khó khăn trong tham kiện. Ví dụ, các DN bị đơn luôn bị bất ngờ trước phần lớn các vụ điều tra do luật pháp Hoa Kỳ hiện nay cấm cơ quan điều tra có bất kỳ liên lạc nào với các đối tượng mục tiêu của các vụ điều tra chống bán phá giá trước khi điều tra được bắt đầu. Cũng như vậy, các DN bị đơn nước ngoài cũng luôn bị đặt trước những thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về hiện diện trực tiếp không dễ gì có thể đáp ứng. (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm WTO và Hội nhập) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Ngày 29/12: Công bố số liệu về giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP
- ·“Điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục không quá lớn, sẽ kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu”
- ·Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 7,5
- ·Vua Quang Trung bắt ai như bắt một đứa trẻ?
- ·Tại sao lùm xùm đổ vật liệu trong sân trường trước ngày khai giảng ở Hà Nội?
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Creating the “Hon Vuon flower road”
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Sẽ tăng tổng công suất thủy điện lên gấp 1,5 lần
- ·Over 5,000 people participate in “Hue Jogging – Running for the community” 5th edition event
- ·Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông ở 2 đầu đất nước
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: quyết tâm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý
- ·Picking up the pace
- ·Hamburger Hill
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Thị trường được kỳ vọng có quán tính tăng điểm kèm thanh khoản cải thiện