Thị trường chứng khoán trong nước tuần (18 - 22/3) diễn biến với nhiều cảm xúc. Thị trường chịu áp lực bán trong phiên đầu tuần,ịtrườngchứngkhoánThanhkhoảnđạtkỷlụkq newcastle jets có lúc mất trên 40 điểm, về sát ngưỡng 1.220 điểm. Nhưng sau đó, lực cầu bắt đáy đã giúp VN-Index thu hẹp đà giảm và sự ổn định đã trở lại ngay trong phiên sau đó.
Thị trường lấy lại đà tăng với 3 phiên xanh điểm cuối tuần. Số điểm đã mất trong phiên đầu tuần đã được lấy lại và có phần dôi dư, giúp thị trường có một tuần tăng tốt, đưa VN-Index tiến tới ngưỡng 1.300 điểm.
Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index tăng +18,02 điểm, tương đương 1,41%, lên mức 1.281,8 điểm. Như vậy, chỉ số VN-Index đã vượt đỉnh giá 2 tuần qua khi xoay quanh 1.275 điểm và bắt đầu tiệm cận vùng giá quanh 1.295 điểm - mức giá cao nhất tháng 8/2022.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có một tuần tăng điểm, mặc dù cũng chịu áp lực bán lớn trong phiên đầu tuần. Cụ thể, chỉ số HNX-Index kết tuần ở mức 241,58 điểm, tăng 0,89% so với tuần trước; trong khi UPCoM-Index đóng cửa tuần tại 90,95 điểm.
Chỉ số VN-Index tăng +18,02 điểm, tương đương 1,41%, lên mức 1.281,8 điểm. Như vậy, chỉ số VN-Index đã vượt đỉnh giá 2 tuần qua khi xoay quanh 1.275 điểm và bắt đầu tiệm cận vùng giá quanh 1.295 điểm - mức giá cao nhất tháng 8/2022. |
Trong tuần, hầu hết các ngành đều biến động mạnh, khi điều chỉnh giảm mạnh trong đầu tuần, nhưng nhanh chóng hồi mục tích cực dần về cuối tuần. Nhiều nhóm ngành như ngân hàng, dịch vụ tài chính, bất động sản… tạo động lực mạnh cho xu thế tăng của thị trường chung.
Cụ thể, trong tuần nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực quan trọng nhất dẫn dắt thị trường phục hồi sau phiên giảm mạnh. Nhiều mã ngân hàng đã tăng mạnh, vượt đỉnh gần nhất, với thanh khoản gia tăng tốt, nổi bật như: TCB (+8,45%), VIB (+7,56%), MBB (+5,25%), BID (+3,83%)... Trong khi đó, một số mã trong ngành vẫn giảm như: NAB (-2,13%), ABB (-1,22%), SSB (-1,11%)...
Các cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính, chứng khoán phân hóa mạnh hơn. Cụ thể, bên cạnh một số mã vẫn thu hút dòng tiền ngắn, thanh khoản gia tăng mạnh như: CSI (+4,91%), SHS (+4,71%), VND (+3,18%)... thì có nhiều mã phục hồi yếu sau giảm mạnh như: VFS (-6,64%), IVS (-6,47%), FTS (-3,75%)…
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng là trợ lực giúp thị trường tăng trong tuần. Ngoài HPX tím liên tục sau khi trở lại giao dịch, thì ngành này có nhiều mã tăng tốt như: DIG (+12,11%), PDR (+12,10%), TCH (+12,03%), DXG (+8,47%)... Trong khi, trong tuần vẫn có nhiều mã bất động sản giảm ở mức khá như: VRC (-12,33%), IJC (-3,98%), KOS (-3,78%), HD6 (-3,17%)...
Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp và cổ phiếu ngành cao su cũng có sự phân hóa. Một số mã tăng tốt như D2D (+17,50%), KBC (+6,25%), PHR (+4,40%)... thì vẫn chịu sự điều chỉnh như DTD (-5,48%), TIP (-4,63%), GVR (-3,90%), SZC (-3,78%)...
Bên cạnh điểm số, thị trường chứng khoán trong nước tuần qua có sự ấn tượng về thanh khoản. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên toàn thị trường đạt 33.718 tỷ đồng trên phiên, tăng khoảng 18,9% so với tuần trước.
Tính riêng trên HOSE, thanh khoản bình quân phiên trong tuần đạt 30.378 tỷ đồng/phiên - đây là mức thanh khoản kỷ lục để từ năm 2022 đến nay, chỉ thua tuần cao nhất lịch sử vào trung tuần tháng 11/2021.
Khối ngoại vẫn có một tuần giao dịch rất kém tích cực. Khối này vẫn bán ròng mạnh với giá trị bán ròng còn mạnh hơn tuần kế trước, đạt hơn 3.112 tỷ đồng - đây cũng là tuần bán ròng cao nhất kể từ đầu năm tới nay của khối này.
Thị trường chứng khoán tuần qua đón nhận nhiều thông tin tích cực cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, thông tin được cho tác động tích cực lớn lên tâm lý nhà đầu tư, đó là việc cơ quan quản lý lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư để gỡ nút thắt về ký quỹ trước giao dịch và khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng thị trường.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán toàn cầu đón nhận tin vui từ Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) không tăng lãi suất kỳ này và đưa ra thông điệp dự kiến sẽ có 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay. Các ngân hàng trung ương lớn khác như Anh cũng giữ nguyên lãi suất; trong khi Thụy Sỹ quyết định giảm lãi suất đầu tiên sau nhiều năm.
Về diễn biến nội tại, thị trường chứng khoán trong nước tuần qua để lại nhiều cảm xúc. Thị trường tưởng chừng sẽ chuyển trạng thái điều chỉnh sau phiên giảm sâu đầu tuần, nhưng điều đó đã không xảy ra. Điểm số hồi phục tích cực khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ và điều còn khiến nhiều người ngỡ ngàng hơn đó là thanh khoản. Phải khẳng định là tiền nội đang rất mạnh, không chỉ là trợ lực chính và còn “cân” luôn cả động thái bán ròng mạnh của khối ngoại.
Thông tin nội tại của thị trường cơ bản vẫn hỗ trợ, còn lại những thông tin bất thường cũng không nên bỏ qua. Nhà đầu tư được khuyến nghị là giữ vững kỷ luật đầu tư, tránh sự hưng phấn hay bi quan thái quá. Rung lắc có thể tạo cơ hội nhưng quan trọng nhất là kiểm soát rủi ro danh mục thật tốt. |
Thị trường chứng khoán tuần tới (25 - 29/3) có thể sẽ thu hút sự theo dõi sát hơn của giới đầu tư. Về mặt kỹ thuật, VN-Index đang có dấu hiệu chững lại đà tăng mạnh khi tiến gần hơn tới mốc 1.300 điểm. Nhìn về tâm lý và sức mạnh của dòng tiền nội hiện tại, VN-Index vẫn có nhiều điểm lợi để gia tăng theo quán tính và tiến tới ngưỡng này, tuy nhiên, đi kèm với đó có thể là những nhịp rung lắc mạnh hơn.
Về mặt thông tin, thị trường chứng khoán tuần mới có thể sẽ lắng thông tin nhiều hơn về mùa đại hội cổ đông 2024 và một vài hé lộ về kết quả kinh doanh những tháng đầu năm của doanh nghiệp. Thông tin nội tại của thị trường cơ bản vẫn hỗ trợ, còn lại những thông tin bất thường cũng không nên bỏ qua. Nhà đầu tư được khuyến nghị là giữ vững kỷ luật đầu tư, tránh sự hưng phấn hay bi quan thái quá. Rung lắc có thể tạo cơ hội, nhưng quan trọng nhất là kiểm soát rủi ro danh mục thật tốt.
Theo các chuyên gia của VNDIRECT, với những diễn biến này, chỉ số VN-Index có thể duy trì quán tính đi lên trong tuần tới và hướng tới vùng kháng cự tâm lý quanh 1.300 điểm (+/-10 điểm).
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần “tuân thủ kỷ luật và không nên hưng phấn thái quá” khi sức nóng tỷ giá vẫn chưa hạ nhiệt và Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì động thái hút ròng trên thị trường tiền tệ. Rung lắc có thể xuất hiện quanh vùng kháng cự tâm lý nêu trên và nhà đầu tư cần duy trì một tỷ trọng danh mục ở mức phù hợp để kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư./.