【đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia estonia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia thụy điển】Đồng bằng sông Hồng: GRDP 6 tháng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2018
作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 00:55:32 评论数:
Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng | |
Hà Nội sẽ dẫn dắt,ĐồngbằngsôngHồngGRDPthángthấphơnnhiềusovớicùngkỳđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia estonia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia thụy điển tạo động lực phát triển cho khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước | |
Đồng bằng sông Hồng là vùng tiên phong “đột phá chiến lược” |
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng chủ trì Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020 Vùng Đồng bằng sông Hồng. |
Dự kiến 2019 có 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, năm 2019 được xác định là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2010 - 2020.
Qua hội nghị, Bộ KH&ĐT kỳ vọng sẽ tăng cường sự chia sẻ, kết nối các địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch cũng như điều phối các nguồn lực về nhân lực, hạ tầng, khoa học, công nghệ… nhằm tối ưu hóa các tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong sự phát triển chung của toàn Vùng.
Thứ trưởng cho biết, vùng Đồng bằng sông Hồng là trung tâm về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước; Vùng có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, điện tử, phần mềm…, là nơi tập trung các cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ hiện đại với nhiều nhà máy của các Tập đoàn, Công ty hàng đầu trong và ngoài nước như Samsung, LG, Panasonic, Vinfast…
Về kết cấu hạ tầng, Đồng bằng sông Hồng là vùng có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất của cả nước và ngày càng hoàn thiện hơn gồm đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt đã tạo động lực để liên kết thúc đẩy và chuyển dịch kinh tế của Vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng cho biết, vẫn còn một số chỉ số của Vùng còn hạn chế, đặc biệt là những chỉ số về thu hút FDI, phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm… Đây là những vẫn đề còn hạn chế của việc kết nối giữa các khu vực và giữa các địa phương trong Vùng.
Trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện phát triển KT-XH và đầu tư phát triển năm 2019, dự kiến năm 2020, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KH&ĐT) cho biết, vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, phần mềm, công nghiệp phụ trợ và ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, logistics lớn của cả nước. Đây cũng là vùng đi đầu trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và giải quyết nhanh, gọn thủ tục hành chính…
Quang cảnh Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020 vùng Đồng bằng sông Hồng. |
Về KT-XH dự kiến năm 2019, ông Đông cho biết, theo báo cáo của các địa phương, dự kiến toàn Vùng có 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của HĐND các tỉnh, thành phố đề ra. Các chỉ tiêu đạt kết quả tích cực như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP), thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách, xuất nhập khẩu, huy động vốn đầu tư toàn xã hội.
Các địa phương trong Vùng đã chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để đảm bảo huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu
Tuy nhiên, theo đánh giá, Vùng vẫn còn những tồn tại những khó khăn vướng mắc như mặc dù đạt kế hoạch đề ra nhưng tăng trưởng GRDP 6 tháng của Vùng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2018 (9,5%) do chịu ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng.
Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng; giảm sản lượng một số ngành công nghiệp; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (ô tô, xe máy, điện thoại, linh kiện điện tử,...).
Bên cạnh đó, thu hút đầu tư trong nông nghiệp còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng chưa cao.
Thu ngân sách 10/11 địa phương dự kiến vượt kế hoạch đề ra nhưng chưa chắc chắn do nhiều địa phương còn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế đối với sản phẩm ô tô khi hội nhập như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương. Riêng thành phố Hà Nội bị hụt thu khoảng 5.858 tỷ đồng do ảnh hưởng tạm thời về nguồn thu từ một số công ty, doanh nghiệp và ngân hàng lớn trên địa bàn.
Vùng đã thu hút được nhiều dự án FDI quy mô lớn góp phần cải thiện cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên 65% số vốn FDI của Vùng đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực, ngành tận dụng nhân công giá rẻ, dệt may, giày dép, lắp ráp thiết bị và bất động sản nên việc lôi kéo các doanh nghiệp trong nước tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, liên kết doanh nghiệp FDI và trong nước chưa cao, chưa có tính chất lan tỏa tích cực.
Mặc dù số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn đứng thứ 2 cả nước nhưng xét về quy mô vốn thì các doanh nghiệp trong Vùng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Theo báo cáo của các địa phương, trong thời gian tới, căn cứ Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-BKHĐT ngày 30/7/2019 của Bộ KH&ĐT về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành KH&ĐT trong các tháng cuối năm 2019, các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công; chủ động hướng dẫn và báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch trong nội ngành, xây dựng các sản phẩm chủ lực; phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn.
Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư theo hình thức PPP có tác động lan tỏa, liên kết vùng; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước…
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình với diện tích 21.259,6 km2, chiếm 6,4% diện tích cả nước, nhỏ nhất trong 6 vùng; dân số 22,98 triệu người, chiếm 22,8% dân số cả nước, đông nhất trong 6 vùng. Quy mô kinh tế của Vùng đứng thứ 2 cả nước, chiếm 35,8% GDP của cả nước, thu ngân sách chiếm trên 34%, xuất khẩu hàng năm chiếm gần 35%. |