【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia】Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

 人参与 | 时间:2025-01-25 20:04:32

Tín hiệu tích cực về sự phục hồi sau khi dịch được kiểm soát

Theêntrìmụctiêuổnđịnhkinhtếvĩmôkết quả bóng đá giải vô địch quốc giao báo cáo thẩm tra, điều hành kinh tế vĩ mô năm 2021 có một số điểm sáng, nổi bật như: Dự kiến 8/12 chỉ tiêu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân 9 tháng tăng 1,82%, cả năm ước tăng dưới 4%, đạt mục tiêu đề ra. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước vượt dự toán; bội chi NSNN trong phạm vi dự toán (4% GDP), cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả năm khoảng 35% GDP. Công tác điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, mặt bằng lãi suất giảm, tăng trưởng tín dụng đạt 7,39%, dự kiến cả năm khoảng 12%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế (9 tháng tăng 6,05%); chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng của một số địa phương tăng cao (Ninh Thuận tăng 32,6%, Đắk Lắk tăng 25%, Hải Phòng tăng 19,7%...) là những tín hiệu tích cực về sự hồi phục mạnh mẽ khi dịch Covid-19 được kiểm soát. An ninh lương thực cơ bản được bảo đảm; ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 3,32% (cùng kỳ năm 2020 tăng 1,65%; năm 2019 tăng 0,74%), tiếp tục đóng vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm tăng cao (24,4%). Một số ngành như thông tin truyền thông, viễn thông, bưu chính, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, chế biến, chế tạo liên quan đến dược phẩm, thiết bị y tế… đã tận dụng tốt cơ hội để tăng trưởng.

Ủy ban Kinh tế
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo.

Tuy nhiên, để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn kinh tế - xã hội năm 2021, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn một số vấn đề sau: chiến lược ứng phó dịch bệnh gắn với hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia và địa phương còn hạn chế; chưa chuẩn bị đầy đủ năng lực cho kịch bản dịch bùng phát nhanh, quy mô lớn.

Một số chính sách ban hành, thực hiện chưa tương xứng với tính chất phức tạp, dài hạn và quy mô tác động lớn của dịch Covid-19, tiếp cận chính sách còn khó khăn, tỷ lệ giải ngân một số gói hỗ trợ đạt thấp; còn hạn chế, bất cập và chưa kịp thời với một số đối tượng.

Các gói hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ từ năm 2020 tới nay ước đạt khoảng 4% GDP; cần báo cáo bổ sung đầy đủ hơn các nguồn lực từ ngân sách trung ương, các khoản đóng góp xã hội khác cho công tác phòng, chống dịch để phân tích, đánh giá kỹ hơn quy mô, mức độ phù hợp của các gói hỗ trợ, làm cơ sở hoạch định chính sách cho giai đoạn tới.

Công tác phòng, chống dịch vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, sợ chịu trách nhiệm ở một số nơi; việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, hạn chế di chuyển, công tác phối hợp tại một số địa phương còn lúng túng, cứng nhắc, thiếu tính đồng bộ, chưa được điều chỉnh kịp thời.

Về hoạt động doanh nghiệp, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá hiệu quả việc áp dụng phương thức “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”; việc yêu cầu xét nghiệm nhiều lần, giá xét nghiệm cao... đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Chính phủ cần báo cáo cụ thể, thực chất tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động, chuyên gia với số lượng lớn tại một số địa phương, khu công nghiệp; phương án giải quyết tình trạng lao động tự do rời khỏi các tỉnh, thành phố lớn; chính sách thu hút lực lượng này quay trở lại nơi làm việc; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trở về quê.

Nghiên cứu tăng tỷ lệ nợ công phù hợp

Về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban Kinh tế đồng tình với mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội và phòng, chống dịch Covid-19 năm 2022 trong báo cáo của Chính phủ; đồng thời, đề nghị tập trung vào một số trọng tâm, trọng điểm như: tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe của nhân dân, duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường ở mức độ tối đa; tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã được ban hành; kịp thời ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chính sách, bảo đảm tương xứng, điều kiện, tiêu chuẩn khả thi, quy trình, thủ tục được đơn giản hóa tối đa, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; cân đối và phân bổ nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm; đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra.

Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, cân bằng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, giữ nghiêm kỷ luật tài chính; quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thu, thu hồi nợ thuế; cắt giảm tối đa kinh phí cho những nhiệm vụ không thực sự cấp bách để tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch; nghiên cứu, đề xuất phát hành trái phiếu chính phủ, tăng tỷ lệ nợ công phù hợp nhưng phải bảo đảm hiệu quả, bền vững, bội chi không quá 4% GDP.

Tăng cường giải ngân đầu tư công gắn với các dự án hạ tầng chiến lược, phân bổ hạn mức vốn đầu tư công trung hạn kịp thời, cùng với thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và giao vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.

Đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tiến độ thực hiện, triển khai các tiểu dự án của 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Tích cực triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả; phục hồi sản xuất công nghiệp, các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, duy trì chuỗi giá trị, tận dụng cơ hội phục hồi thị trường đối tác; xây dựng và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, các mô hình phát triển bền vững, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, viễn thông, năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giao thông vận tải… và các lĩnh vực theo xu hướng chuyển đổi số./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

顶: 22踩: 569