【mu với tottenham】Giảm thiểu chất thải nhựa y tế: Cần sự chung tay và quyết tâm
Chất thải nhựa sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái,ảmthiểuchấtthảinhựaytếCầnsựchungtayvquyếmu với tottenham môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người. Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa được phát sinh với số lượng lớn từ nhiều nguồn khác nhau nên cần được giảm thiểu. Ngành y tế Hậu Giang đã và đang quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.
Cán bộ y tế tiến hành phân loại rác thải y tế.
Chủ động giảm chất thải nhựa
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế Hậu Giang, cho biết: “Vấn đề giảm thiểu chất thải nhựa y tế luôn được chúng tôi quan tâm nhiều năm qua, đặc biệt với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị từ Bộ Y tế. Sau hội nghị trực tuyến toàn quốc về vấn đề này diễn ra hôm nay (16-8), chúng tôi sẽ đề ra kế hoạch cụ thể, nhằm giảm thiểu chất thải nhựa đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, lưu ý về nội dung, chỉ tiêu phấn đấu và mốc thời gian thực hiện”.
Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, với khối lượng lớn. Từ sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế, hay trong các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc,… Trước thực trạng khó khăn và những mối nguy hại do chất thải nhựa mang lại, ngành y tế Hậu Giang thời gian qua luôn có sự chủ động trong công tác này.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, nhiều năm qua, việc giảm thiểu những ảnh hưởng do chất thải y tế nói chung và chất thải nhựa y tế nói riêng được cụ thể hóa bằng nhiều việc làm thiết thực. Bệnh viện đã thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn để giúp thực hiện tốt hơn công tác xử lý chất thải y tế. Ông Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Hội đồng thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình phân loại chất thải y tế ở các khoa, phòng, đề ra kế hoạch thu gom, thực hiện cụ thể. Hàng năm, hội đồng đều được kiện toàn, đưa ra quy chế, quy định, kế hoạch hoạt động để tạo hiệu quả”.
Chất thải sẽ được cán bộ y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh phân loại cụ thể, đúng theo quy trình, sau đó nhân viên y tế vận chuyển xuống lò đốt để tiêu hủy, bình quân từ 100-125kg/ngày. Các khâu từ xử lý, vận chuyển, tiêu hủy đều được đảm bảo nghiêm ngặt. Ông Trần Văn Dinh, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Các nhân viên công ty vệ sinh, cán bộ y tế hàng năm đều được tham gia tập huấn hướng dẫn những kỹ thuật phân loại chất thải y tế, giúp thực hiện đúng, an toàn. Việc phân loại chất thải đúng cách còn có tác động quan trọng tạo nên một môi trường thông thoáng, sạch sẽ, giúp kiểm soát được vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện”.
Đối với chất thải nhựa y tế cần được thực hiện theo quy trình là hạn chế phát sinh - phân loại đúng - thu gom đủ - tái sử dụng hợp lý - xử lý an toàn. Ở thị xã Ngã Bảy, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm hạn chế những tác hại mà rác thải nhựa gây ra. Ông Huỳnh Văn Huân, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Từ trước đến nay, trung tâm vẫn thực hiện việc phân loại chất thải y tế đúng theo quy trình, quy định. Chúng tôi hiện đang chờ nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo từ ngành để thực hiện hiệu quả”.
Những khó khăn trong giảm thiểu chất thải nhựa
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải nhựa xả ra môi trường khá cao mỗi năm. Thực trạng này bắt nguồn từ chính thói quen sử dụng đồ nhựa đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đặc biệt là sức khỏe con người. Đáng lo ngại hơn hết là lượng nhựa được sử dụng ngày càng gia tăng gấp nhiều lần, đặc biệt, loại chất dẻo này có đặc tính rất khó phân hủy. Do đó, việc cần thiết và nên làm là giảm thiểu chất thải nhựa, trong đó có chất thải nhựa y tế.
Thực tế, việc quản lý chất thải nhựa trong ngành y tế vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bởi do tính ưu việt của các sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định. Đặc biệt, khi đây là những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn. Khó khăn, nhưng những năm qua, ngành y tế Hậu Giang luôn đẩy mạnh hoạt động phân loại, thu gom các chất thải nhựa y tế, vận chuyển đến nơi tái chế và xử lý đúng quy định.
Để giải quyết những hạn chế trên, tại Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế cũng đã đề ra một số giải pháp. Cụ thể, ngành sẽ tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống, các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị… Hạn chế sử dụng túi, chai, bát, đĩa, ống hút cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế. Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và ni-lông khó phân hủy.
Những vật liệu dùng trong các hoạt động y tế có thể thay thế bằng những chất liệu an toàn, thân thiện hơn đối với môi trường. Tuy nhiên, rất cần sự quyết tâm, chung tay của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế cũng như người dân để việc giảm thiểu chất thải nhựa được thực hiện hiệu quả.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế - Hôm nay (16-8), Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, tại điểm cầu Trung ương và 63 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Tại hội nghị, sẽ diễn ra lễ ký cam kết giảm thiểu chất thải nhựa giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; giữa Giám đốc Sở Y tế với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tại 63 điểm cầu. |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG