Không có Hoa Kỳ,ỳvọbang xep hang đuc giảm giá trị kinh tế, không giảm quyết tâm hợp tác Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là P4) ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Từ năm 2008 - 2013, P4 đã thu hút thêm 8 nước tham gia là Hoa Kỳ (9/2008), Australia, Peru (11/2008), Malaysia (10/2010), Việt Nam (11/2010), Mexico, Canada (6/2012) và Nhật Bản (7/2013), nâng tổng số thành viên lên 12 nước. Ngày 5/10/2015, trong phiên họp tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, đại diện 12 nước đã đạt được thỏa thuận cuối cùng chính thức kết thúc đàm phán TPP. Ngày 4/02/1016, tại Auckland (New Zealand), TPP đã chính thức được ký kết với sự tham gia của 12 Bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 quốc gia thành viên. Sau lễ ký này, mỗi nước có thời gian 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có hiệu lực. Thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước thành viên, chiếm tối thiểu 85% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp của cả 12 nước, phê chuẩn. Tuy nhiên, ngày 30/1/2017, Hoa Kỳ đã có thư gửi các nước thông báo chính thức rút khỏi TPP. Sự rút lui của Hoa Kỳ là một thất bại không thể phủ nhận đối với tiềm năng lợi nhuận kinh tế bởi theo tính toán, nếu có Hoa Kỳ, tổng xuất khẩu (XK) của cả 12 nước thành viên sẽ là 26,6% thương mại toàn cầu, trong đó có khoảng 11,4% đến từ thương mại nội khối giữa các nước thành viên với nhau. Không có Hoa Kỳ, tổng XK của 11 nước còn lại giảm còn 15,2% thương mại toàn cầu và 2,3% đến từ nội khối. Trước thực tế này, với quyết tâm duy trì TPP và với tư cách là nước chủ nhà APEC, Việt Nam đã phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để duy trì TPP. Sau một năm đàm phán, các nước đã đạt được bước tiến đột phá về TPP tại cuộc họp cấp Bộ trưởng tổ chức bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017 và thông qua tên gọi mới của Hiệp định gồm 11 thành viên là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP, đồng thời thống nhất các nội dung cơ bản của Hiệp định. Trên cơ sở đó, các nước đã kết thúc toàn bộ nội dung đàm phán còn lại vào cuối tháng 1/2018. Ngày 21/2/2018, các nước đã công bố lời văn tiếng Anh của CPTPP. Hiện nay, các nước đang hoàn tất các thủ tục trong nước và dự kiến sẽ tiến hành ký kết Hiệp định này vào ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile. Lợi ích và thách thức với Việt Nam Theo các chuyên gia, cũng như các quốc gia khác tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ đạt được những lợi ích kinh tế vì Hiệp định này thúc đẩy tự do hóa lớn hơn về dòng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại xuyên quốc gia và bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ cho các thành viên. Hơn thế, bằng việc mở rộng quy mô thay vì là một khối thương mại riêng biệt, thỏa thuận thương mại này sẽ mở rộng lợi ích chung giữa các nước thành viên, trong khi giảm các tác động kinh tế tiêu cực đối với phần còn lại của thế giới. Bên cạnh đó, tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam sang các thị trường lớn, như: Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico… cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế. Một lợi ích nữa có được từ CPTPP là giúp Việt Nam cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch - lợi ích mang tính bền vững, lâu dài. Định lượng lợi ích kinh tế từ CPTPP, TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) – tính toán, do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP của nước ta tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ. Đồng thời, Việt Nam có thể tăng tổng kim ngạch XK khoảng 4% (tương đương 4,09 tỷ USD) trong khi tổng kim ngạch NK cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8-4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD) và do tốc độ tăng XK cao hơn NK, thâm hụt thương mại có thể được kiềm chế. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng, đi cùng với những lợi ích thì Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó, thúc đẩy cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng… là những thách thức lớn bởi cải cách không đơn thuần là đếm số lượng văn bản mới ban hành, sửa đổi hay số giấy phép, điều kiện kinh doanh được cắt giảm, mà mấu chốt yếu tố vận hành, yếu tố con người, trong khi đó, chính sách mới luôn cần độ trễ nhất định trước khi đi vào cuộc sống. Lúc này, theo TS. Trần Toàn Thắng, muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực từ CPTPP thì Việt Nam phải tự nâng năng lực canh tranh lên ngay cả khi CPTPP không bắt buộc ta phải làm như vậy. Trong đó, cần tập trung nhiều hơn cho cải cách bên trong, đặc biệt là trong lĩnh vực chống tham nhũng; chuẩn bị tốt hơn về thể chế, chính sách hội nhập,… thì đồng thời phải xây dựng đội ngũ doanh nghiệp nội địa vững mạnh, hiểu biết kỹ hơn về hội nhập kinh tế. |