【kết quả az alkmaar】Hàng thời trang siêu rẻ nhập từ Trung Quốc
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:22:37 评论数:
Nhập nhèm nguồn gốc
Quần bò 70.000 đồng/chiếc,àngthờitrangsiêurẻnhậptừTrungQuốkết quả az alkmaar túi xách 30.000 – 50.000 đồng xuất hiện dày đặc ở các chợ có nhiều sinh viên và người lao động tự do tới mua sắm: Phùng Khoang, Dịch Vọng, Xanh….
Thông qua những bảng giá báo giá được người bán tô đậm rồi trưng ra ở chỗ thoáng đãng, dễ nhìn nhất này, có thể thấy rõ sự chênh lệch giá cả trong cùng một mặt hàng. Cùng là tông, là quần bò, là áo sơ mi nhưng giá của những mặt hàng siêu rẻ thông thường chỉ bằng một phần giá bán ra của các mặt hàng cùng loại chất lượng tốt.
Giá các mặt hàng này quá rẻ nên dễ khiến người tiêu dùng "hoa mắt" |
Nhóm khách hàng cũng được định hình khá rõ. Những người có mức thu nhập cao và ổn định thường tìm tới các món hàng giá cao, chất lượng đảm bảo còn với những món hàng siêu rẻ này, khách thường là sinh viên hoặc những người lao động bình dân có mức thu nhập thấp, ham giá “hời”.
Hàng siêu rẻ có giá bán công khai, người mua không phải mặc cả, đối tượng phục vụ rộng rãi nên thường thu hút lượng khách rất đông. So với những sạp hàng khác, những sạp hàng có mức giá siêu rẻ luôn trong tình trạng chen lấn, chật kín người xem, người mua. Nhiều chủ hàng ở chợ Dịch Vọng còn phải thuê thêm người trông, người đưa túi để tránh tình trạng mất cắp.
Nhằm làm rõ nguồn gốc về những món hàng giá “bèo” này, PV Chất lượng Việt Nam đã tới chợ Đồng Xuân, đầu mối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội. Một vài tiểu thương trong chợ cho biết hầu hết những món hàng này đều được nhập từ Trung Quốc, ở các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Hàng đánh theo lô, chủ hàng thuê xe ô tô đánh về để cất buôn. Thông thường những chủ hàng thường nhập cả 2 loại hàng, hàng chất lượng tốt và hàng chất lượng xấu. Khách lấy buôn ưng mặt hàng nào thì họ phục vụ mặt hàng ấy.
Chị Quỳnh, người trước đây từng có một kiot quần bò trên chợ Đồng Xuân tiết lộ: “Quần bò siêu rẻ chủ yếu là hàng lỗi mốt hoặc đã qua sử dụng được nhuộm lại, chất liệu vải mỏng và dễ sổ lông. Mức giá nhập vào khoảng 30.000đ/quần cộng thêm thuế VAT 10% và cước phí vận tải thì khi về đến chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân giá cất buôn khoảng 45.000đ/quần. Mặt hàng chất lượng không tốt nhưng được cái ít vốn, bán được nhiều nên vẫn thường xuyên được nhập về chợ với số lượng lớn.”
Mỗi lần đánh hàng, chị Quỳnh thường bỏ ra khoảng 30 triệu cho cả hàng giá rẻ và hàng chất lượng. Nhưng hàng giá rẻ thì không có thường xuyên, nhiều khi nguồn hàng ở cửa khẩu có lô hàng mới, họ điện tới là chị lại đánh xe đi luôn.
Tuy nhiên, đó là con đường nhập hàng công khai, có tính thuế. Còn theo PV Chất lượng Việt Nam tìm hiểu thì một số chủ hàng khác nhờ có mối quen biết với các tài xế xe du lịch, nên thường gửi hàng kèm khi có chuyến du lịch gần cửa khẩu rồi ăn chia phần trăm với nhau. Hàng không bị đánh thuế nên cũng rẻ hơn. Do đó, cùng bán buôn một mặt hàng siêu rẻ nhưng giữa các quầy hàng khác nhau mức giá cất buôn cũng có thể chênh lệch từ 5 – 10%.
Tưởng siêu rẻ hóa ra siêu đắt
Với giá thành siêu rẻ nên chất lượng của chúng cũng không hề đảm bảo: quần mặc một lần bị phai hết màu, tông thì nhoè mực in vào chân, áo sơ mi chất vải mỏng, không thấm mồ hôi nên rất khó chịu.
Giá thành rẻ nhưng thời gian sử dụng ngắn nên trên những món đồ siêu rẻ này thực chất là siêu đắt |
Chị Phạm Chi (quê Khoái Châu, Hưng Yên) phàn nàn sau một lần “tham” hàng giá rẻ: “Quần bò mới mặc được một lần nhưng đã sổ hết lông, khi mặc không thoải mái vì không co giãn, đường may ẩu, khi đem giặt thì phẩm nhuộm phai ra đen ngòm cả thau nước.”
Làm một phép so sánh đơn giản cùng một mặt hàng tông nhưng có thể thấy từ giá thành đến chất lượng giữa chúng chênh nhau quá nhiều. Tông bitis hiện nay được bày bán với mức giá 35.000đ/đôi, có thể đi hết cả vụ hè, tông siêu rẻ giá 15.000đ/đôi nhưng chỉ đi được hơn 1 tháng là đế bẹp dí, nước thấm qua đế ngấm vào chân, hình vẽ thì phai hết.
Nếu cứ theo cách tính giá thành và thời gian sử dụng như trên thì những món hàng siêu rẻ này trở thành “siêu đắt”. Đó là còn chưa nói tới sự ảnh hưởng xấu của chúng đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Lam Phong