游客发表

【kết quả bóng đá myanmar】Dạy mỹ thuật không thể theo kiểu “hàn lâm”

发帖时间:2025-01-25 14:52:08

PGS. TS. Phan Thanh Bình

Nhìn nhận về vai trò của mỹ thuật trong giáo dục toàn diện cho học sinh,ạymỹthuậtkhôngthểtheokiểuhànlâkết quả bóng đá myanmar PGS. TS. Phan Thanh Bình cho rằng:

Nhà tư tưởng thời Khai sáng người Pháp (thế kỷ 18) là Diderot từng nói: “Nghệ thuật phải góp phần nâng cao dân trí”. Ở Việt Nam, việc bồi bổ, nâng cao nhận thức thẩm mỹ bởi nghệ thuật là một phần của việc nâng cao dân trí cho xã hội và đã được đặt ra từ lâu cho mọi lứa tuổi. Đặc thù của nghệ thuật là tác động bằng con đường tình cảm và khơi dậy cảm xúc. Khó có môn học nào khơi dậy tình cảm và khát khao sáng tạo nhiều như nghệ thuật. Những bức tranh đẹp, tác phẩm âm nhạc hay và điệu múa đẹp bao giờ cũng có ý nghĩa bồi bổ cho tâm hồn. Rõ ràng, cùng với giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, văn học…, mỹ thuật góp phần giúp cho giáo dục hoàn thiện hơn, giúp trẻ phát triển lành mạnh về mặt nhân cách, cảm xúc thẩm mỹ.

Mỹ thuật thú vị là thế nhưng vì sao học sinh lại chưa cảm thấy thích thú với môn học này, thưa ông?

Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất và trước hết là trẻ có thích hay không, có phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ không? Nếu trẻ không thích học thì dù giáo viên có giỏi mấy, chương trình hay mấy, nó cũng thấy chán.

Với học sinh tiểu học, học mỹ thuật theo cách học mà chơi, chơi mà học thì mới bổ ích, hiệu quả (trong ảnh các em học sinh tham gia Lễ hội “Sắc màu tuổi thơ” tại Festival Huế. Ảnh: Đức Quang)

Thứ hai là điều kiện cơ sở vật chất của các trường, tối thiểu là phòng đa chức năng để học mỹ thuật thì nhiều trường cũng chưa có, việc dạy và học vì thế thiếu hiệu quả tích cực, dẫn đến tâm lý chán dạy, chán học.

Thứ ba và cũng là cái quan trọng quyết định là, đội ngũ giáo viên dạy mỹ thuật ở cấp tiểu học hiện nay đang còn yếu và thiếu dù họ tốt nghiệp ở các trường cao đẳng, thậm chí là các đại học nghệ thuật nhưng kỹ năng dạy, nắm bắt tâm lý thiếu nhi vẫn chưa thật tốt, nhiều nơi dạy vẽ, dạy hát cho thiếu nhi theo kiểu “hàn lâm” xơ cứng, công thức.

Lý do thứ tư, nhiều giáo viên hiện nay, kể cả giáo viên dạy mầm non và tiểu học chưa tâm huyết với nghề. Rất nhiều giáo viên dạy vẽ ở các trường chỉ đến trường dạy cho xong chứ không sáng tạo, không tìm hiểu, không tự nâng cao trình độ, không tự học nên dẫn đến giáo trình theo kiểu “đến hẹn lại lên”, từ năm này sang năm khác cứ thế cho xong - kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học trọng điểm của Trường đại học Nghệ thuật đã chỉ ra.

Thứ năm là chương trình mỹ thuật bậc tiểu học và trung học cơ sở hiện nay đã tỏ ra cũ, nhàm chán bởi nó thiếu phù hợp với tâm lý lứa tuổi và xa rời thực tế sống động quanh ta.

Một lý do nữa, chỉ Việt Nam có là hiệu trưởng nhiều trường từ tiểu học đến trung học cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về vai trò giáo dục thẩm mỹ của các môn nghệ thuật. Không ít giáo viên mỹ thuật tỏ ra rất nản lòng về điều này nếu không may phải dạy ở một cơ sở như vậy. Cái thiếu nhất là trách nhiệm nghề và năng lực cảm xúc, thiếu khả năng khơi dậy tình cảm, chia sẻ hay nói cách khác là truyền cảm hứng và khơi dậy sự yêu thích mỹ thuật trong học sinh còn quá thiếu.

Vậy để thay đổi, chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu?

Phải thay đổi đồng loạt, không nên thay đổi ở vài tiểu tiết, ví dụ như nâng cấp cơ sở vật chất lên và chỉ như vậy thôi cũng không đủ vì còn giáo viên nữa, mà nâng trình độ giáo viên lên bằng tập huấn, các đợt bồi dưỡng hè cũng không ăn thua, vì giáo dục nghệ thuật không phải chỉ qua một mùa hè mà trình độ cao lên được. Vấn đề nằm ở nhận thức, ở kỹ năng được rèn luyện lâu dài và ở ý thức của giáo viên. Không phải riêng nghệ thuật mà các lĩnh vực khác cũng vậy, nếu không yêu nghề, không tận tâm với nghề thì không bao giờ có thể phát triển được. Đối với giáo dục nghệ thuật, điều đó càng quan trọng vì dạy mỹ thuật là giáo dục bằng tình cảm, mà đã không có tình cảm thì làm sao truyền đạt cho học sinh?

Ông có nghĩ thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, trong đó có môn mỹ thuật, sẽ giúp cho việc học mỹ thuật trở nên hứng thú hơn?

Đổi mới sách giáo khoa trong đó có đổi mới chương trình đào tạo mỹ thuật là một phần trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi xướng. Tôi có tham gia một số hội nghị triển khai, góp ý và thấy định hướng xây dựng chương trình tốt hơn trước nhiều. Học nghệ thuật làm sao để học sinh thấy vui vẻ, học mà chơi, chơi mà học thì mới bổ ích, hiệu quả. Quan niệm này Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm của các chương trình mỹ thuật Đan Mạch, Hà Lan và từ kinh nghiệm hiện nay ở các nước trong khu vực. Cách học mỹ thuật mới sẽ có tương tác tại các  bảo tàng, họa thất, các không gian văn hóa, thậm chí cho các em ra ngoài thiên nhiên vẽ những gì mà các em thích…

Về phía phụ huynh, có thể hướng cho con mình đến với mỹ thuật như thế nào?

Đây là một vấn đề khác cần phân tách rạch ròi. Học ở trường là bắt buộc, còn nếu con đam mê và có năng khiếu thì học thêm để phát triển hơn. Nếu học thêm, trước hết ba mẹ phải xem con có thích mỹ thuật hay không đã. Nếu con không thích thì đừng ép. Ngược lại, ba mẹ có thể cho con học ở câu lạc bộ thiếu nhi, nhà văn hóa... để giúp phát triển kỹ năng, rèn luyện và thỏa mãn niềm đam mê của con.

Ông nhận thấy cách dạy mỹ thuật ở nước ngoài có gì khác Việt Nam? Chúng ta có thể học tập được gì ở phương pháp giảng dạy của họ?

Ở các nước như Singapore, Nhật chẳng hạn, lương giáo viên dạy mỹ thuật rất cao nên sự thể hiện trách nhiệm và tâm huyết với nghề sẽ khác. Học sinh bên đó thích học mỹ thuật vì các phương tiện phục vụ học tập mỹ thuật quá đầy đủ và đạt chuẩn, trẻ được tự do sáng tạo và vui chơi, tất nhiên là thầy cô có định hướng. Tôi đã đến một lớp học vẽ ở Singapore thấy trẻ em bên đó rất say mê vẽ, rất thích vẽ trang trí, vẽ khá thoải mái. Đến Bảo tàng Nghệ thuật đương đại ở Okinawa (Nhật Bản) thấy trẻ em ngồi bệt dưới đất nghe cô giảng về tranh hào hứng lắm. Họ khác mình ở chỗ có cơ sở vật chất đầy đủ và biết phát huy năng lực của trẻ ở nhiều khía cạnh, khơi dậy năng lực sáng tạo dù còn mong manh ở trẻ, để học sinh tự thể hiện được về mặt trí tưởng tượng sáng tạo.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Ngọc Hà (thực hiện)

    热门排行

    友情链接