Đảm bảo cơ sở vật chất vùng đồng bào dân tộc
Với trên 95% học sinh là người Mường, vùng núi nhưng nhiều năm qua, Trường Trung học cơ sở Thạch Bình, huyện Nho Quan luôn là điểm sáng trong phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm 2022, được UBND huyện và UBND xã đầu tư 18 tỷ đồng để xây mới, nâng cấp phòng học chức năng, nhà đa năng, khu hiệu bộ, sân trường…, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Năm học vừa qua, Trường Trung học cơ sở Thạch Bình đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3, tỷ lệ học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình đạt trên 99%.
Cô giáo Phạm Thị Phương Liên, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thạch Bình chia sẻ, trước đây, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, khó khăn trong công tác dạy và học. Từ khi trường được quan tâm đầu tư sửa chữa, học sinh được học trong ngôi trường khang trang và tiếp cận đồ dùng, thiết bị hiện đại, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là sự khích lệ đối với giáo viên và học sinh của trường.
Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có 7 xã và 4 thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, huyện Nho Quan bố trí một phần kinh phí ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giáo dục cho các trường học. Với sự đầu tư về cơ sở vật chất, chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số giúp thầy và trò các trường có môi trường học tập, rèn luyện tốt hơn. Đến nay, 100% trường học trong huyện đã đạt chuẩn quốc gia, trong đó, trên 30% đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả sự phát triển kinh tế-xã hội ở huyện.
Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình, năm học 2024-2025, ngành tích cực triển khai Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 và thực hiện lồng ghép hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, trong đó, chú trọng vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục các cấp học tại địa phương. Kinh phí cấp cho giáo dục và đào tạo năm 2024 chiếm 22,8% trong tổng chi cân đối ngân sách địa phương (tăng 0,4% so với năm 2023); kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu dạy học, đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là trên 184 tỷ đồng.
Chuẩn cho năm học mới 2024-2025, Sở chỉ đạo các đơn vị, trường học kiểm tra, rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, tham mưu địa phương cải tạo sửa chữa, nâng cấp ngay trong dịp hè. Đến nay, toàn tỉnh không còn phòng học và các hạng mục công trình xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh, giáo viên. Một số cơ sở giáo dục có phòng học và hạng mục công trình xây dựng xuống cấp nhẹ đang được các địa phương khẩn trương khắc phục đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất chuẩn bị bước vào năm học mới 2024-2025. Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn ngành đạt 89,4% (tăng 0,4% so với năm học trước).
Sẵn sàng bước vào năm học mới
Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 5 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, là năm đầu thực hiện chương trình đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Đặc biệt, năm nay cũng là năm đầu tiên thực hiện thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lớp 12 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ngay từ đầu tháng 8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản-Thiết bị giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên nội dung ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho hơn 1.500 giáo viên dạy lớp 12 ở tất cả môn học.Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ, văn hóa công sở thời hội nhập, văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp trong ngành Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên...
顶: 169踩: 51
【11bet mobi】Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số
人参与 | 时间:2025-01-25 11:40:28
相关文章
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Chính sách thuế luôn đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp
- TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái tại các KCX
- Phát hiện yếu tố chặn đà tiến bước của giá vàng
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Khách hàng dễ sập bẫy 'bán cắt lỗ' giăng khắp nơi hậu sốt đất
- Hải quan TP Hồ Chí Minh: Xử lý nhanh hàng tồn đọng tại cảng biển
- Cục Thuế Hậu Giang thu ngân sách 2021: “Vạch đích” đã ở trước mặt
- Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả
评论专区