DATC phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á tổ chức Hội nghị quốc tế Diễn đàn các công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 (năm 2018). Mở rộng phạm vi hoạt động,ịtrườngmuabánnợcầnngườidẫndắtđủmạcuoc banh 88 chức năng, nhiệm vụ cho DATC
Môi trường kinh doanh đang thay đổi ngày càng nhanh, rất nhiều chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, trong đó có lĩnh vực mua bán, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, 16 năm qua với Công ty TNHH Mua bán nợ (DATC) thì văn bản pháp lý quan trọng và cao nhất vẫn là Quyết định 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập DATC.
Theo đó, sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty không chỉ là nợ xấu, mà bao gồm cả tài sản nợ đọng, dự án dở dang, dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác. Mở rộng đối tượng tham gia xử lý nợ và tài sản sang các tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế khác, các đơn vị sự nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi... Bổ sung chức năng để phát triển ngành nghề hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính, mở rộng ngành nghề kinh doanh mới, bao gồm: phát triển hoạt động quản lý đầu tư, khai thác tài sản, dự án; mở rộng hoạt động tái cơ cấu DN, gắn với xử lý nợ, tài sản và dự án; phát triển hoạt động tư vấn, dịch vụ tài chính, quản lý vốn góp... Bổ sung quyền được hỗ trợ tài chính dưới hình thức tài trợ vốn vay ngắn hạn, bảo lãnh đối với các DN được DATC tham gia tái cơ cấu có khó khăn tài chính để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh khi các DN này đáp ứng được các điều kiện về kiểm soát của DATC, có phương án khả thi, có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Theo cơ quan soạn thảo, sở dĩ cần sửa đổi, bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ cho DATC vì ngoài việc tiếp tục hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, sắp xếp DNNN, việc mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động cũng sẽ giúp tạo kênh giải pháp mới cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác đang gặp khó khăn có thể thực hiện tái cơ cấu, làm lành mạnh tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả DN, qua đó tạo việc làm cho người lao động, tăng thu cho NSNN. Điều này cũng tạo tác động tích cực với các ngân hàng và DN trong việc hình thành loại hàng hóa mới cho thị trường, giúp các ngân hàng xử lý nhanh được một khối lượng lớn nợ tồn đọng.
Bên cạnh đó, các chức năng, nghiệp vụ được bổ sung sẽ giúp DATC gia tăng quy mô xử lý nợ và tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, qua đó tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và giảm thời gian tái cơ cấu, xử lý nợ. Việc bổ sung chức năng, nghiệp vụ hoạt động đồng bộ với việc mở rộng đối tượng, phạm vi cũng sẽ giúp DATC mở rộng hoạt động theo cả chiều sâu và chiều rộng, có tính tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để phát huy hiệu quả của các nguồn lực được bổ sung.
Cơ chế linh hoạt để xử lý những vấn đề đặc thù
Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế mua nợ, cơ chế xử lý nợ sau khi đã mua và tiếp nhận cũng được bổ sung, hoàn thiện. Theo đó, dự thảo quy định cho phép DATC chủ động tiếp cận, hoặc được cấp có thẩm quyền chỉ định DATC tiếp cận, khảo sát các DN có vốn nhà nước hoặc các DN khác cần có sự hỗ trợ của DATC và báo cáo về khả năng tái cơ cấu, xử lý tài chính, đề xuất phương án xử lý tài chính và phối hợp với DN để xây dựng phương án tái cơ cấu nếu khả thi. Quy định cụ thể hơn cơ chế chỉ định đối với các trường hợp DATC tham gia thực hiện theo phương án tái cơ cấu, ví dụ như chỉ định đối tượng mua nợ là DATC, chỉ định mức giá bán nợ cho DATC, chỉ định các biện pháp hỗ trợ tài chính, xử lý tài sản...
Riêng đối với các khoản nợ tiếp nhận (là các khoản nợ khó đòi được các DNNN loại trừ, bàn giao cho DATC khi cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu) thì bổ sung cơ chế chủ động trong việc xóa nợ lãi khi DN khách nợ hoàn trả đủ nợ gốc trong 12 tháng, xóa nợ lãi và sử dụng một phần phí được hưởng theo quy định để xóa nợ gốc, nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ sớm; báo cáo cấp có thẩm quyền trong trường hợp khoản nợ tiếp nhận không còn khả năng thu hồi.
Còn đối với các khoản nợ đã mua, dự thảo bổ sung cơ chế chủ động theo nguyên tắc thu hồi được toàn bộ giá vốn mua nợ và có lãi đối với các phương án mua bán, xử lý nợ. Theo đó, DATC được chủ động xem xét để thực hiện nhiều giải pháp như: Xóa nợ lãi và một phần nợ gốc cho khách nợ theo nguyên tắc trên và được hội đồng thành viên phê duyệt. Thỏa thuận với khách nợ và các bên có liên quan để thu nợ bằng tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, để thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên theo quy định; Thỏa thuận với khách nợ và bên thứ ba để chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang bên thứ ba trên nguyên tắc đảm bảo thuận lợi hơn cho DATC trong xử lý và thu hồi nợ. Thỏa thuận với chủ sở hữu DN khách nợ về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia tái cơ cấu DN khách nợ. Đồng thời, được chủ động bán các khoản nợ sau khi đánh giá không có khả năng thu hồi được giá vốn mua nợ trong một số trường hợp…
Sở dĩ cần sửa đổi, bổ sung bởi như vậy, cơ chế mới sẽ giúp DATC chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện mua nợ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo khả năng thành công cao hơn khi DATC tham gia tái cơ cấu, xử lý tài chính cho các DN được cấp có thẩm quyền chỉ định. Việc DATC tham gia khảo sát, tiếp cận DN từ ban đầu, tham mưu và xây dựng phương án tái cơ cấu trình cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ định DATC thực hiện sẽ giúp nâng cao tính khả thi của phương án tái cơ cấu. Việc Chính phủ chỉ định DATC thực hiện sẽ đảm bảo hiệu quả bền vững và lâu dài cho DN, đồng thời giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DATC trong việc thực hiện tái cơ cấu DN, đảm bảo không chỉ hiệu quả về tài chính mà còn hiệu quả về kinh tế và xã hội. Mặt khác, cơ chế mới cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh, tính chủ động, linh hoạt của DATC trong quá trình triển khai hoạt động mua bán, xử lý nợ cả đối với các khoản nợ mua theo chỉ định và mua theo thỏa thuận.
Theo DATC, với các cơ chế, chính sách mới khi được sửa đổi, bổ sung sẽ giúp DATC chủ động và đủ thẩm quyền hơn trong việc áp dụng linh hoạt các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, để tập trung thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và tối đa hóa các nguồn thu cho Nhà nước. Từ đó, giúp DATC gánh vác tốt hơn vai trò là DNNN đầu tàu dẫn dắt thị trường mua bán nợ còn non trẻ phát triển lành mạnh. Theo DATC, các cơ chế, chính sách mới khi được sửa đổi, bổ sung sẽ giúp DATC chủ động và đủ thẩm quyền hơn trong việc áp dụng linh hoạt các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, để tập trung thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và tối đa hóa các nguồn thu cho Nhà nước. Từ đó, giúp DATC gánh vác tốt hơn vai trò là DNNN đầu tàu dẫn dắt thị trường mua bán nợ còn non trẻ phát triển lành mạnh. |
Phạm Thế Hùng |