当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bang diem y】Quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

diễn giả

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận. Ảnh: H.C

Hàng lang pháp lý ngày càng hoàn thiện

Thảo luận về chính sách và giải pháp quản lý thị trường bảo hiểm tại Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance 2016 chiều ngày 14/10,ảntrịrủirohiệuquảsẽgiúpthịtrườngbảohiểmpháttriểnbềnvữbang diem y bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, thị trường bảo hiểm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Theo đó, 80% công trình lớn của nhà nước được bảo hiểm rủi ro. Tính đến hết năm 2015, đã có hơn 10 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ); 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập 61%).

Thị trường bảo hiểm cũng là kênh đầu tư trở lại đối với nền kinh tế khi doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tham gia mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài từ 20-30 năm; ngành bảo hiểm cũng đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế, với tổng số đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 160.466 tỷ đồng cho đến hết năm 2015...

Thị trường bảo hiểm còn đóng góp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội mang tính chất cấp bách, đột xuất của Chính phủ, như triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, các chính sách bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử, hiện cũng đang được nghiên cứu triển khai xây dựng.

Bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh, mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác

“Chính vì vậy, không chỉ riêng Việt Nam, ở bất kỳ quốc gia nào cũng luôn tìm nhiều cách khác nhau để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, như tăng số lượng các loại bảo hiểm bắt buộc, miễn giảm thuế thu nhập đối với người kinh doanh bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư…”, bà Phương chia sẻ.

Phát biểu tại phiên thảo luận các đại biểu cũng khẳng định, môi trường pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện. Từ năm 2011 đến nay, nhiều nghị định, thông tư ra đời đã tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm phát triển.

Bên cạnh đó là các chế độ bảo hiểm bắt buộc được quy định tại các văn bản pháp quy như: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (Nghị định 103/2008/NĐ-CP); bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Nghị định 103/2008/NĐ-CP); bảo hiểm bắt buộc TNDS người kinh doanh vận tải thủy nội địa (Nghị định 125/2005/NĐ-CP); bảo hiểm trách nhiệm trong khám chữa bệnh (Nghị định 102/2011/NĐ-CP)…, đã tạo điều kiện cho DNBH phát triển sản phẩm, tăng trưởng doanh thu.

Phó Tổng thư ký phụ trách của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Ngô Trung Dũng cũng cho biết, trong năm 2016 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành, có hiệu lực từ tháng 7/2016 đã tạo hàng lang pháp lý cho thị trường bảo hiểm ngày càng bền vững.

Cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Mặc dù thị trường bảo hiểm đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng theo bà Phạm Thu Phương quy mô thị trường vẫn còn nhỏ so với tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay mới chỉ đạt mức 2%, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN.

Để đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển bền vững trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao vai trò của cơ quan quản lý, bà Phương cũng cho rằng, DNBH cần phải tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, đồng thời cần quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro, nhằm kiểm soát trục lợi bảo hiểm.

Ông Saman Bandara, Phó Tổng giám đốc Ernst&Young Việt Nam cho rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam có khả năng tăng trưởng cao hơn bởi nhiều tiềm năng thị trường vẫn chưa được khai thác hết, bên cạnh đó thị trường vẫn còn xẩy ra tình trạng gian lận bảo hiểm, gây thiệt hại về doanh thu của DNBH.

“Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội các chuyên gia đánh giá gian lận bảo hiểm thế giới, hành vi gian lận bảo hiểm tại thị trường Việt Nam gây tổn thất 5%/doanh thu hàng năm của thị trường bảo hiểm. Đây là con số rất lớn”, ông Saman Bandara nhấn mạnh.

Theo ông Saman Bandara, DNBH cần áp dụng Forensic Data analytics (FDA) - công cụ phân tích dữ liệu kế toán pháp lý, giúp quản lý thông tin yêu cầu bồi thường, tỷ lệ bồi thường, xu hướng bồi thường.., đảm bảo quản trị rủi ro tốt, hạn chế trục lợi bảo hiểm.

Phát biểu tại phiên thảo luận này, phần lớn các ý kiến cũng có chung nhìn nhận rằng, mô hình ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay mới dừng ở mức phục vụ kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro,…, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường./.

Hồng Chi

分享到: