Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp. Không ép hộ kinh doanh chuyển thành DN TheânnhắckỹviệcđưahộkinhdoanhvàoLuậtDoanhnghiệlich thi dau cup c3o Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung liên quan tới: đăng ký doanh nghiệp (DN); quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần; khái niệm và các quy định về DNNN, DN có vốn nhà nước; hộ kinh doanh... Những sửa đổi, bổ sung này nhằm khắc phục những bất cập, khiếm khuyết của Luật hiện hành, phù hợp với thực tiễn, giảm gánh nặng chi phí, thời gian cho DN trong việc tuân thủ.
Với hộ kinh doanh, các quy định hiện hành đã cho thấy một số khiếm khuyết như: hộ kinh doanh không rõ ràng về địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự; quyền kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi cấp quận, huyện; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động; không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện... Chính hạn chế pháp lý này dẫn đến cản trở hộ kinh doanh tận dụng và phát huy tối đa cơ hội kinh doanh; không phát huy hết được lợi ích của nguồn lực đầu tư.
Do đó, dự thảo Luật đã bổ sung Chương VIIa về hộ kinh doanh, tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của "hộ kinh doanh" là một hình thức kinh doanh và quy định rõ ràng địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự của hộ kinh doanh phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự; bãi bỏ hạn chế của quy định hiện hành đối với hộ kinh doanh như chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về chuyển đổi DN tư nhân thành công ty cổ phần và chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN nhằm khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành công ty. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, luật không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành DN hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh.
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết một số ý kiến trong Uỷ ban Kinh tế nhất trí với dự thảo Luật bổ sung một chương mới quy định về hộ kinh doanh, khẳng định địa vị pháp lý, nâng cao năng lực quản trị của chủ thể này khi tham gia vào thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ hộ kinh doanh tiếp cận và thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước. Mặt khác, bổ sung các quy định làm rõ các quyền, nghĩa vụ của hộ kinh doanh để bảo đảm tính pháp lý của hộ kinh doanh và bình đẳng với các loại hình DN, hình thức kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật do quy định tại Điều 187d chưa làm rõ các vấn đề về quyền của hộ kinh doanh trong khả năng tiếp cận vốn thuận lợi hơn, hệ thống kế toán đơn giản, thuận tiện. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng về bản chất hộ kinh doanh không khác gì DN nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ. Đã đến lúc cần xem xét lại khái niệm để tạo điều kiện cho chủ thể này tiếp tục phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế. Làm rõ tác động của việc đưa hộ kinh doanh vào Luật DN Theo cơ quan thẩm tra, hộ kinh doanh là một bộ phận cấu thành không nhỏ của nền kinh tế, cần được khẳng định về địa vị pháp lý và luật hóa các quyền, nghĩa vụ để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển, nâng cao năng lực quản trị, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng với các chủ thể khác khi tham gia thị trường. Do vậy, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể hơn về khái niệm, loại hình, đối tượng được thành lập, nghĩa vụ đăng ký, chủ hộ và các thành viên, quyền và nghĩa vụ (thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, môi trường...) của hộ kinh doanh; quy định về tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; quy định về quản trị, kế toán, theo hướng đơn giản, thuận lợi về thủ tục hành chính nhằm bảo đảm vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh vừa tạo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch với DN. Bên cạnh đó, trên thế giới hiện nay chỉ có hai nước có quy định pháp lý về hộ kinh doanh (là Việt Nam và Trung Quốc), do vậy để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, bảo đảm quản lý việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm... của hộ kinh doanh, Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, bổ sung quy định chặt chẽ nghĩa vụ của hộ kinh doanh; rà soát phù hợp với quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa trong việc hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN. Đề nghị nghiên cứu, bổ sung luật hóa những quy định việc hộ kinh doanh tham gia các quan hệ dân sự tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan vào dự thảo Luật.
Tuy vậy, thảo luận về nội dung này tại phiên họp, đa số các thành viên UBTVQH cho rằng Chính phủ cần thận trọng và cân nhắc kỹ việc đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, cần đánh giá tác động của vấn đề này, bởi việc đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật sẽ tác động tới hàng triệu hộ kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng trước khi luật hoá quy định về hộ kinh doanh thì cần phải trả lời câu hỏi vì sao hộ kinh doanh không thích lên DN? Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị cân nhắc việc bổ sung hộ kinh doanh vì đặc trưng kinh tế của Việt Nam khác với các nước khác và nên có cơ chế thoáng để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị làm rõ quy định mới nào trong dự thảo là nhằm tạo điều kiện cho hộ kinh doanh phát triển hơn. H.Y |