Chưa phát triển ngành công nghiệp cốt lõi
Khẳng định giá trị của ngành công nghiệp trong nước chưa cao,ácthếmạnhngànhcôngnghiệpưutiêketquabongda vietnam báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nêu rõ: Công nghiệp phụ thuộc vào khu vực FDI, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hạ nguồn; khâu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, linh kiện phụ tùng phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP thay đổi chậm (khoảng 18%) vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa và so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, nội lực và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn yếu, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp (DN) công nghiệp rất ít (cả nước chỉ có gần 80.000 DN trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo), khả năng tài chính và công nghệ hạn chế.
Số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo còn hạn chế Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp - dẫn chứng, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ôtô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi. Sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Đánh giá về ngành công nghiệp Việt Nam, tại buổi làm việc với Cục Công nghiệp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, một số nhóm hàng chính của Việt Nam, trong đó, nhiều nhóm hàng thuộc ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản - luyện kim, công nghiệp hỗ trợ… đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi đối mặt với vấn đề tranh chấp thương mại và gian lận xuất xứ. Xuất khẩu của khối DN trong nước đã có chuyển biến lớn về tăng trưởng, nhưng cơ cấu giá trị xuất khẩu chủ yếu vẫn đến từ DN FDI. "Do đó, phải làm rõ hoạt động sản xuất công nghiệp đang phụ thuộc vào những yếu tố nào, vai trò của Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách ra sao để bảo đảm tìm ra dư địa, khai thác dư địa, phục vụ cho tăng trưởng và tái điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng giá trị gia tăng cao hơn" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tạo bước đột phá từ nâng cao năng suất, chất lượng
Cục Công nghiệp đang tập trung vào một số giải pháp lớn nhằm khai thác các tiềm năng và thế mạnh để đưa nền công nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng chính sách và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên có tiềm năng, cơ hội phát triển như công nghiệp ôtô, dệt may, da giày, điện tử, khoáng sản, công nghiệp hỗ trợ. "Các DN vừa và nhỏ cần được nhà nước hỗ trợ đến khi có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và trở thành đối tác sản xuất đáng tin cậy đối với chuỗi sản xuất toàn cầu. Trong đó, đặc biệt hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hệ thống quản trị sản xuất, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, công nghệ mới và nguồn nhân lực chất lượng cao" - ông Trương Thanh Hoài nêu vấn đề.
Nêu rõ quan điểm về phát triển công nghiệp chủ lực, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó nổi bật là Cục Công nghiệp, cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp với hiệp hội ngành hàng, giúp DN ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, thực hiện đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước. "Đơn cử như ngành dệt may, da giày, cần làm rõ vai trò của địa phương trong việc phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho DN để đầu tư phát triển dệt nhuộm, không chỉ nhằm tháo gỡ "nút thắt" giải quyết nguồn cung thiếu hụt, mà còn để Việt Nam có thể tận dụng tối đa ưu đãi xuất xứ từ các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA" - Thứ trưởng nói.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo, phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần bám sát các định hướng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nội dung trọng tâm, cụ thể là kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu; chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp. "Bảo vệ và mở rộng thị trường trong nước, khai thác tối đa thị trường xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết cho các sản phẩm công nghiệp trọng điểm" - Bộ trưởng yêu cầu.
顶: 52踩: 64Những tháng cuối năm, ngành công nghiệp cần phát huy vai trò trong việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Quốc hội, Chính phủ đã giao cho ngành Công Thương, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.
【ketquabongda vietnam】Khai thác thế mạnh ngành công nghiệp ưu tiên
人参与 | 时间:2025-01-10 01:51:09
相关文章
- Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- Lại đề xuất 8,6 tỷ USD cho tường biên giới: Tổng thống Trump muốn gì?
- Đặc sản na Chi Lăng đi ‘cáp treo’ xuống núi, quả to nặng giá hơn 100.000 đồng
- Những nơi ở châu Âu du khách cần đề cao cảnh giác trước nạn móc túi
- Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- Chuyện của những dòng sông: Ơi Krông Ana! Có nghe tiếng chiêng đêm trước
- Đà Nẵng nối lại đường bay thẳng tới thị trường 1,4 tỷ dân
- Nửa đêm nghe tiếng động lạ, cặp đôi phấn khích chứng kiến cảnh hiếm
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Đặc sản nem Lai Vung Đồng Tháp hút khách tìm mua
评论专区